Trụ sở chính tại Hà Nội
Thông tin chung về Viện
Tên đơn vị |
: |
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM |
Viết tắt |
: |
VIMLUKI |
Tên tiếng Anh |
: |
National Institute of Mining - Metallurgy Science and Technology |
Mã số thuế |
: |
0100102975 |
Địa chỉ |
: |
Số 79 An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP. Hà Nội |
Điện thoại |
: |
(024) 3823.2986 |
Fax: (024) 3823.3983 |
Email |
: |
vimluki1967@vimluki.vn |
|
Website |
: |
www.vimluki.vn |
|
Đơn vị chủ quản |
: |
Bộ Công Thương |
|
Người đại diện |
: |
TS. Hoàng Tiến Dũng |
Chức vụ: Viện trưởng |
Tài khoản |
: |
0021000377438 |
Vietcombank chi nhánh Hà Nội |
Lịch sử hình thành
Tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Viện) với tên gọi là Viện Luyện kim Màu, được thành năm 1967 trên cơ sở tách ra từ Viện Thiết kế Tổng hợp.
Năm 1979, sáp nhập đơn vị Nghiên cứu Nguyên tố hiếm và Phóng xạ (ký hiệu P.70 Bắc Thái) vào Viện theo Quyết định số 119/CP ngày 17 tháng 3 năm 1979 của Chính phủ. Giữa năm 1983, Bộ Cơ khí và Luyện kim có Quyết định chuyển giao bộ phận Nghiên cứu và Thiết kế Mỏ, Tuyển khoáng từ Viện Luyện kim đen sang Viện Luyện kim màu. Ngày 22 tháng 12 năm 1990, Bộ Công nghiệp nặng Quyết định số 389/BCNg-TC đổi tên Viện thành “Viện Mỏ - Luyện kim”.
Tại Quyết định số 782/TTg-CP ngày 17 tháng 3 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Viện là tổ chức nghiên cứu triển khai Khoa học và Công nghệ chuyên ngành trực thuộc Bộ Công nghiệp có tên là “Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim”.
Ngày 15 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3646-QĐ đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (viết tắt là VIMLUKI), là tổ chức Khoa học và Công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mô hình Viện với các Công ty thành viên quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ (nay được thay thế bởi Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim được Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định tại Quyết định số 7119/QĐ-BCT ngày 12 tháng 8 năm 2014.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100102975, đăng kí lần đầu ngày 20 tháng 4 năm 2007, đăng kí thay đổi lần 3 ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Ngày 15/02/2017, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
Trải qua hơn 50 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay VIMLUKI vươn lên trở thành đơn vị hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KHCN trong ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản kim loại về các lĩnh vực khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim, môi trường công nghiệp, phân tích hóa-lý, chế tạo thiết bị, nghiên cứu xử lý, tái chế phế liệu có nguồn gốc khoáng sản,...
Trong Chiến lược phát triển tầm nhìn đến 2045, VIMLUKI vẫn trung thành với các nhiệm vụ truyền thống là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, tuy nhiên, tính chất và đặc thù hoạt động sẽ tuân theo tình hình phát triển KHCN của thời đại, các yêu cầu ngày càng cao về trình độ KHCN và tính bền vững trong phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, xu hướng nền kinh tế tuần hoàn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN
Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ
VIMLUKI có đội ngũ khoảng 250 chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư được đào tạo bài bản và các phòng nghiên cứu được trang bị hiện đại chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực như:
- Khai thác mỏ;
- Tuyển khoáng;
- Luyện kim màu, quý hiếm;
- Vật liệu kim loại, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim;
- Lò công nghiệp;
- Thiết kế chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị phụ trợ, thiết bị thí nghiệm;
- Tự động hoá và cấp năng lượng, nước, khí,...
- Xây dựng, kiến trúc, tổng mặt bằng vận tải, thoát nước,...
- Thẩm định các dự án đầu tư, đề án thiết kế;
- Tiến hành các dịch vụ tư vấn đầu tư trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
- Dịch vụ phân tích Hóa - Lý
Các phần thưởng cao quý
- Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2012; hạng Ba năm 2007.
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1997, 2002, hạng Nhì năm 1987 và hạng Ba năm 1982.
- Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006, 2010, 2014 cùng nhiều Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các Bộ, Ban, Ngành khác.
Các giải thưởng về khoa học công nghệ
- Giải thưởng VIFOTEC về lĩnh vực vật liệu mới năm 2002, 2004.
- Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2005.
- Giải thưởng giải pháp hữu ích ngành công nghiệp năm 2002.
Tổ chức thuộc Viện
Các đơn vị sự nghiệp
Công ty thành viên do Viện nắm giữ 100% vốn điều lệ
Vị trí và chức năng
1. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập thuộc Bộ Công Thương; là Viện nghiên cứu và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ và tham gia quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Mỏ - Luyện kim theo quy định của pháp luật.
2. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim có chức năng nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước; giúp Bộ trưởng quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản của Bộ Công Thương; thực hiện các dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim có có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, hợp tác quốc tế.
4. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Viện Khoa học và Công Nghệ Mỏ - Luyện kim;
b) Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: National Institute of Mining - Metallurgy Science and Technology;
c) Tên viết tắt: VIMLUKI.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nghiên cứu cơ bản về khoa học công nghệ Mỏ - Luyện kim.
2. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách và các vấn đề khác phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương:
a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn chuyên ngành mỏ, luyện kim và gia công kim loại;
b) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ; thiết kế, chế tạo, lắp đặt và cung cấp máy, thiết bị đồng bộ thuộc dây chuyền công nghệ;
c) Nghiên cứu giám định, kiểm định, kiểm tra, đánh giá về dây chuyền công nghệ thuộc các công trình ngành mỏ - luyện kim, công trình khoa học, công nghệ và các loại máy, thiết bị thuộc chuyên ngành;
d) Nghiên cứu luận cứ khoa học và các giải pháp, mô hình phục vụ ngành khai khoáng;
đ) Nghiên cứu tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành mỏ, luyện kim và gia công kim loại;
e) Nghiên cứu xây dựng các đề án, dự án Nhà nước được các cấp có thẩm quyền giao;
g) Thực hiện các nghiên cứu khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu ứng dụng:
a) Nghiên cứu triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài, chương trình, dự án đã nghiệm thu vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu thực tiễn của Bộ;
b) Nghiên cứu triển khai ứng dụng các thành tựu mới, hiện đại của khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
4. Thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim của Bộ Công Thương:
a) Tham gia quản lý công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, luyện kim của Bộ;
b) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học của Bộ;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, hàng năm của Bộ, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học;
d) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học phục vụ các nhiệm vụ của Bộ.
5. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ:
a) Ký kết hợp đồng và mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu cho cán bộ, công chức, viên chức và các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, luyện kim do Viện chủ trì;
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ của Viện; phối hợp đào tạo đại học, sau đại học; đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh chuyên ngành và xuất khẩu lao động;
c) Ký kết hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, dịch vụ khoa học, công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
d) Cung cấp các dịch vụ phân tích lý - hóa;
đ) Giám định, kiểm định, kiểm tra, đánh giá về dây chuyền công nghệ thuộc các công trình ngành mỏ - luyện kim, công trình khoa học - công nghệ và các loại máy, thiết bị thuộc chuyên ngành;
e) Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành mỏ - luyện kim và gia công kim loại;
g) Tư vấn, đầu tư, thiết kế, xây dựng, chế tạo, lắp đặt và đánh giá tác động môi trường thuộc lĩnh vực khai thác mỏ, chế biến về tuyển khoáng và luyện kim; xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng;
h) Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản kim loại màu, hợp kim và sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ trong nước và xuất khẩu;
i) Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp đào tạo đại học, sau đại học về chuyên ngành khoa học - công nghệ mỏ - luyện kim gắn với nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
7. Hợp tác nghiên cứu khoa học:
a) Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học công nghệ về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Viện theo quy định của pháp luật;
b) Hợp tác nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học với các cơ quan, đơn vị; các Viện nghiên cứu khoa học; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực luyện kim, công nghệ khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; các cơ quan, đơn vị trong ngành khoáng sản triển khai và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác của Bộ, Ngành;
d) Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến các lĩnh vực khoáng sản.
8. Quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, tài chính, tài sản của Viện theo quy định của nhà nước về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
10. Viện có các quyền hạn:
a) Tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức khoa học công lập nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, nghiên cứu chiến lược chính sách cho ngành công nghiệp khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim;
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự án trong nước và các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý luyện kim, công nghệ khai thác mỏ và chế biến khoáng sản của Bộ;
c) Thực hiện các quyền hạn theo quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.