Nghiên cứu tuyển mẫu quặng thiếc gốc khu Suối Giang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
KS. Nguyễn Bảo Linh và NNK-VIMLUKI
Mỏ thiếc (Sn) gốc khu Suối Giang có diện tích thăm dò 0,5 km2, thuộc khu suối Giang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 20 km về phía Bắc, đồng thời nằm cách quốc lộ 1A tại ủy ban nhân dân xã Công Hải (cạnh cầu Sông Giang) về phía Tây khoảng 3 km là đến rìa diện tích thăm dò.
Quặng thiếc sa khoáng sau nhiều năm khai thác đã trở nên cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu xác định quy trình công nghệ tuyển quặng thiếc gốc để có kế hoạch khai thác – chế biến và sử dụng nguồn quặng thiếc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Các loại quặng thiếc gốc thường là khó tuyển, đại đa số chúng có thành phần vật chất phức tạp và casiterit xâm nhiễm rất mịn
Đề tài: “Nghiên cứu tuyển mẫu quặng thiếc khu Suối Giang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận” được phòng Công nghệ Tuyển khoáng - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim thực hiện nhằm thu hồi quặng tinh thiếc đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho luyện thiếc.
Để thực hiện mục tiêu trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu tài liệu, phân tích, đánh giá tình hình chế biến quặng thiếc trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thực nghiệm để xác định thành phần, đặc điểm các khoáng vật có trong quặng, xác định mức phân bố thiếc trong các cấp hạt từ đó tiến hành nghiên cứu áp dụng các công nghệ tuyển để thu được quặng tinh thiếc.
Mẫu quặng Sn dùng để nghiên cứu tuyển được lấy tại mỏ thiếc khu Suối Giang. Các kết quả nghiên cứu và phân tích cho thấy thành phần khoáng vật của mẫu nghiên cứu gồm: casiterit chiếm khoảng gần 1 %, các khoáng vật sắt chủ yếu là magnetit, hematit, ilmenit chiếm 10,4 %, Các tạp chất có hại trong mẫu chủ yếu là thạch anh, amphibol, fenspat chiếm tới 77 %, nhóm hydromica, mica chiếm 9,6 % và caolinit chiếm khoảng 2,1 %, ngoài ra còn gặp các khoáng vật khác như chalcopyrit, pyrit, molypdenit,... Quặng có cấu tạo khối đặc xít, xâm tán, kiến trúc dạng hạt tự hình, tấm vảy biến tinh, xếp sắp liền nhau tạo thành khối chặt sít. Thành phần hóa học chính của mẫu quặng như sau: Sn 0,55%; SiO2 71,56%; Fe 5,39%; Cu 0,07%; As 0,003%; Bi 0,004%; S 0,03%; Zn 0,22%; Pb 0,002% …
Đã tiến hành nghiên cứu tuyển thu hồi quặng tinh thiếc gốc khu Suối Giang bằng phương pháp tuyển trọng lực trên bàn đãi, trên vít đứng, trên thiết bị tuyển đa trọng lực – Mozley, tuyển từ, tuyển nổi và kết hợp giữa các phương pháp tuyển để có thể thu hồi được quặng tinh thiếc.
Thí nghiệm tuyển thu hồi quặng tinh Sn lần lượt thực hiện các bước chính sau:
- Xác định độ hạt đưa vào tuyển trọng lực
- Đãi cấp hạt hẹp
- Tuyển trên vít đứng
- Nghiên cứu thu hồi thiếc từ quặng đuôi tuyển trọng lực
- Nghiên cứu tuyển từ
Ở quy mô phòng thí nghiệm đề tài đã nghiên cứu thành công sơ đồ tuyển để thu hồi quặng thiếc khu Suối Giang, xã Công Hải huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Quặng tinh thiếc nhận được có hàm lượng > 51% tương ứng với thực thu > 67 %.
Đề tài hoàn thành mở ra triển vọng xử lý nguồn tài nguyên thiếc gốc vùng này (và quặng thiếc gốc các vùng khác có thành phần vật chất tương tự) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng./.
Quặng thiếc sa khoáng sau nhiều năm khai thác đã trở nên cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu xác định quy trình công nghệ tuyển quặng thiếc gốc để có kế hoạch khai thác – chế biến và sử dụng nguồn quặng thiếc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Các loại quặng thiếc gốc thường là khó tuyển, đại đa số chúng có thành phần vật chất phức tạp và casiterit xâm nhiễm rất mịn
Đề tài: “Nghiên cứu tuyển mẫu quặng thiếc khu Suối Giang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận” được phòng Công nghệ Tuyển khoáng - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim thực hiện nhằm thu hồi quặng tinh thiếc đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho luyện thiếc.
Để thực hiện mục tiêu trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu tài liệu, phân tích, đánh giá tình hình chế biến quặng thiếc trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thực nghiệm để xác định thành phần, đặc điểm các khoáng vật có trong quặng, xác định mức phân bố thiếc trong các cấp hạt từ đó tiến hành nghiên cứu áp dụng các công nghệ tuyển để thu được quặng tinh thiếc.
Mẫu quặng Sn dùng để nghiên cứu tuyển được lấy tại mỏ thiếc khu Suối Giang. Các kết quả nghiên cứu và phân tích cho thấy thành phần khoáng vật của mẫu nghiên cứu gồm: casiterit chiếm khoảng gần 1 %, các khoáng vật sắt chủ yếu là magnetit, hematit, ilmenit chiếm 10,4 %, Các tạp chất có hại trong mẫu chủ yếu là thạch anh, amphibol, fenspat chiếm tới 77 %, nhóm hydromica, mica chiếm 9,6 % và caolinit chiếm khoảng 2,1 %, ngoài ra còn gặp các khoáng vật khác như chalcopyrit, pyrit, molypdenit,... Quặng có cấu tạo khối đặc xít, xâm tán, kiến trúc dạng hạt tự hình, tấm vảy biến tinh, xếp sắp liền nhau tạo thành khối chặt sít. Thành phần hóa học chính của mẫu quặng như sau: Sn 0,55%; SiO2 71,56%; Fe 5,39%; Cu 0,07%; As 0,003%; Bi 0,004%; S 0,03%; Zn 0,22%; Pb 0,002% …
Đã tiến hành nghiên cứu tuyển thu hồi quặng tinh thiếc gốc khu Suối Giang bằng phương pháp tuyển trọng lực trên bàn đãi, trên vít đứng, trên thiết bị tuyển đa trọng lực – Mozley, tuyển từ, tuyển nổi và kết hợp giữa các phương pháp tuyển để có thể thu hồi được quặng tinh thiếc.
Thí nghiệm tuyển thu hồi quặng tinh Sn lần lượt thực hiện các bước chính sau:
- Xác định độ hạt đưa vào tuyển trọng lực
- Đãi cấp hạt hẹp
- Tuyển trên vít đứng
- Nghiên cứu thu hồi thiếc từ quặng đuôi tuyển trọng lực
- Nghiên cứu tuyển từ
Ở quy mô phòng thí nghiệm đề tài đã nghiên cứu thành công sơ đồ tuyển để thu hồi quặng thiếc khu Suối Giang, xã Công Hải huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Quặng tinh thiếc nhận được có hàm lượng > 51% tương ứng với thực thu > 67 %.
Đề tài hoàn thành mở ra triển vọng xử lý nguồn tài nguyên thiếc gốc vùng này (và quặng thiếc gốc các vùng khác có thành phần vật chất tương tự) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng./.
KS. Nguyễn Bảo Linh và NNK-VIMLUKI
Danh mục tin tức
Tin mới nhất