Hoàn thành nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ năm 2008

Năm 2008 Viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu 10 đề tài và 02 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc nhiệm vụ KHCN cấp Bộ.

Nghiệm thu các đề tài, dự án SXTN thuộc nhiệm vụ KHCN cấp Bộ năm 2009

Trong hai ngày 17 và 18/01/2010 tại Bộ Công Thương Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp Bộ đã họp để đánh giá đề tài, dự án án SXTN do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ- Luyện kim chủ trì thực hiện.

Nghiên cứu công nghệ luyện FERO từ tinh quặng gốc ILMENITE

Việt Nam có nguồn tài nguyên ilmenite khá lớn (trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 34 triệu tấn), chủ yếu là ilmenite sa khoáng, mới chỉ tìm thấy duy nhất mỏ titan gốc Cây Châm (Núi Chúa, Thái Nguyên), trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (tính theo TiO2). Việc chế biến sâu quặng ilmenite ở Việt Nam đã được nghiên cứu nhiều với quặng sa khoáng, tuy nhiên quặng gốc thì chưa được nghiên cứu nhiều.

Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác - tuyến thô di động sa khoáng Titan ven biển

Cả nước hiện đang có hàng chục công ty khai thác và chế biến quặng titan với nhiều mô hình, quy mô, công nghệ, thiết bị khai thác - tuyển khác nhau. Trước đây thường khai thác quặng với hàm lượng khoáng vật nặng 3-4% trở lên, thì nay một số nơi đã phải khai thác đến ~1% hoặc khai thác lại các bãi thải. Trong khi đối tượng quặng giầu đang ngày một cạn kiệt mà các quy mô, công nghệ khai thác - tuyển thô nhiều nơi chưa được thay đổi cho phù hợp.

Nghiên cứu định hướng công nghiệp hòa tách Niken từ quặng chứa Niken của mỏ Cromit Cổ Định - Thanh Hóa - Việt Nam

Việt Nam chưa sản xuất được niken kim loại dùng cho các ngành công nghiệp nhưng lại có nguồn quặng chứa niken đáng kể. Mỏ cromit Cổ Định - Thanh Hóa thuộc loại lớn trong khu vực nhưng việc khai thác mới dừng ở việc chế biến thô, chưa tận thu được các nguyên tố có ích đi kèm như niken, coban.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nhôm kim loại để sản xuất các hợp kim bằng phương pháp nhiệt kim

Việc sản xuất một số hợp kim fero như titan, zirconi từ quặng ilmenite hoặc quặng zircon cho ngành chế tạo máy trong nước được thực hiện bằng phương pháp nhiệt nhôm. Tuy nhiên cho đến nay chưa có cơ sở nào sản xuất bột nhôm cho mục đích này. Các nghiên cứu nhằm xác định phương pháp sản xuất bột nhôm và áp dụng vào việc sản xuất hai loại fero titan, fero zirconi.

Một số kết quả nghiên cứu tận thu các nguyên tố có ích trong quá trình tuyển và luyện quặng đồng Sin Quyền

Tài nguyên khoáng sản trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng cạn kiệt, các giải pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên cần được đẩy mạnh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn xã hội.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ - Hà Giang

Để nâng cao giá trị kinh tế, tận thu tài nguyên một cách hợp lý, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon (Sb) mỏ Mậu Duệ - Hà Giang nhằm nghiên cứu thu hồi lại một lượng lớn antimon (1,3 ÷ 4,3 % Sb) còn nằm lại trong quặng đuôi của quá trình tuyển thủ công, sản phẩm thu được là quặng tinh anitmon có hàm lượng Sb >16%, sử dụng làm nguyên liệu cho luyện antimon kim loại của nhà máy luyện Sb.

Nghiên cứu quy trình xác định các nguyên tố Cu, Au, Ag trong xỉ đồng của nhà máy luyện đồng

Tài nguyên khoáng sản trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng cạn kiệt, các giải pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đang được đẩy mạnh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn xã hội.