Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ - Hà Giang
Thạc sỹ Trần Thị Hiến
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
Để nâng cao giá trị kinh tế, tận thu tài nguyên một cách hợp lý, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon (Sb) mỏ Mậu Duệ - Hà Giang nhằm nghiên cứu thu hồi lại một lượng lớn antimon (1,3 ÷ 4,3 % Sb) còn nằm lại trong quặng đuôi của quá trình tuyển thủ công, sản phẩm thu được là quặng tinh anitmon có hàm lượng Sb >16%, sử dụng làm nguyên liệu cho luyện antimon kim loại của nhà máy luyện Sb. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Khoáng vật chủ yếu có trong mẫu là antimonit và valentinit với hàm lượng không cao, ngoài ra còn gặp những vảy graphite với số lượng không lớn. Độ hạt xâm nhiễm của khoáng vật có ích không đồng đều dao động từ vài chục micron đến 1 milimet. Khoáng vật tạo đá là đá phiến silic – sét giàu vật chất hữu cơ có nhiều gân mạch thạch anh xuyên cắt, các khoáng vật trong mẫu có dạng vảy, hạt méo mó biến tinh tập trung thành dải kéo dài theo phương định hướng
Kết quả nghiên cứu mẫu antimon sau nhặt tay có chứa hàm lượng Sb 1,624 % nhằm hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ - Hà Giang thu được kết quả như sau:
Bằng phương pháp tuyển nổi, quặng tinh cuối cùng nhận được có hàm lượng bSb = 16,88 %, với thực thu Sb là eSb = 81,59 %. Sản phẩm quặng thải nhận được có hàm lượng bSb = 0,32 %, với phân bố Sb trong thải là eSb = 18,41 %.
Bằng phương pháp tuyển trọng lực, quặng tinh cuối cùng nhận được có thu hoạch 7,45 %, hàm lượng Sb = 13,02 %, ứng với thực thu Sb là 59,90 %. Quặng thải nhận được có hàm lượng Sb = 0,70 %, với phân bố Sb là 40,10 %.
Đối với mẫu quặng antimon có hàm lượng nghèo như mẫu nghiên cứu không nên chỉ sử dụng phương pháp tuyển trọng lực vì các chỉ tiêu tuyển đều thấp, có thể sử dụng kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi sẽ cho kết quả tuyển tốt hơn. Đề tài hoàn thành đã mở ra triển vọng xử lý được thải nhặt tay quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang có hàm lượng antimon nghèo Sb =1,62 %, có thành phần vật chất, thành phần hóa học tương tự như mẫu nghiên cứu, tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung.
Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng và hiệu quả tuyển quặng Sb nghèo, đã nhận được quặng tinh Sb đạt yêu cầu chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho khâu luyện Sb kim loại trong nước.
Đề tài hoàn thành đã mở ra triển vọng xử lý được nguồn quặng antimon sau nhặt tay hàng năm của mỏ Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung./.
Khoáng vật chủ yếu có trong mẫu là antimonit và valentinit với hàm lượng không cao, ngoài ra còn gặp những vảy graphite với số lượng không lớn. Độ hạt xâm nhiễm của khoáng vật có ích không đồng đều dao động từ vài chục micron đến 1 milimet. Khoáng vật tạo đá là đá phiến silic – sét giàu vật chất hữu cơ có nhiều gân mạch thạch anh xuyên cắt, các khoáng vật trong mẫu có dạng vảy, hạt méo mó biến tinh tập trung thành dải kéo dài theo phương định hướng
Kết quả nghiên cứu mẫu antimon sau nhặt tay có chứa hàm lượng Sb 1,624 % nhằm hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ - Hà Giang thu được kết quả như sau:
Bằng phương pháp tuyển nổi, quặng tinh cuối cùng nhận được có hàm lượng bSb = 16,88 %, với thực thu Sb là eSb = 81,59 %. Sản phẩm quặng thải nhận được có hàm lượng bSb = 0,32 %, với phân bố Sb trong thải là eSb = 18,41 %.
Bằng phương pháp tuyển trọng lực, quặng tinh cuối cùng nhận được có thu hoạch 7,45 %, hàm lượng Sb = 13,02 %, ứng với thực thu Sb là 59,90 %. Quặng thải nhận được có hàm lượng Sb = 0,70 %, với phân bố Sb là 40,10 %.
Đối với mẫu quặng antimon có hàm lượng nghèo như mẫu nghiên cứu không nên chỉ sử dụng phương pháp tuyển trọng lực vì các chỉ tiêu tuyển đều thấp, có thể sử dụng kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi sẽ cho kết quả tuyển tốt hơn. Đề tài hoàn thành đã mở ra triển vọng xử lý được thải nhặt tay quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang có hàm lượng antimon nghèo Sb =1,62 %, có thành phần vật chất, thành phần hóa học tương tự như mẫu nghiên cứu, tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung.
Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng và hiệu quả tuyển quặng Sb nghèo, đã nhận được quặng tinh Sb đạt yêu cầu chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho khâu luyện Sb kim loại trong nước.
Đề tài hoàn thành đã mở ra triển vọng xử lý được nguồn quặng antimon sau nhặt tay hàng năm của mỏ Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung./.
Thạc sỹ Trần Thị Hiến
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
Danh mục tin tức
Tin mới nhất