Hoạt động của VIMLUKI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa IX và Hội thảo khoa học chuyển đổi số doanh nghiệp mỏ
ThS. Nguyễn Bảo Linh - Phòng KH&KHCN
Ngày 30/9/2022, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam (KHCN Mỏ) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027 và Hội thảo Khoa học “Chuyển đổi số trong Doanh nghiệp mỏ”.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI), một hội viên của Hội KHCN Mỏ đã tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Đại hội và Hội thảo KH.
Trên 50 báo cáo KH đã gửi về tham gia Hội thảo từ các Viện Nghiên cứu, các Trường Đại học, các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, Ban Biên tập đã lựa chọn 27 báo cáo tiêu biểu, sát chủ đề Hội thảo để đưa vào Tuyển tập Báo cáo của Hội thảo, trong đó, VIMLUKI có 04 báo cáo được lựa chọn đưa vào Tuyển tập để thảo luận tại Hội thảo về các vấn đề: (1)- Một số định hướng về chuyển đổi số trong Doanh nghiệp mỏ ở Việt Nam từ kinh nghiệm của thế giới; (2)- Ứng dụng công nghệ số trong ngành luyện kim Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của thế giới; (3)- Giải pháp công nghệ kỹ thuật số trong công tác quản lý, giám sát và cảnh báo mức độ an toàn đối với hồ đập thải quặng đuôi tại Việt Nam; (4)- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động hóa dòng khí trên thiết bị tuyển nổi kiểu thùng trụ tròn (Tankcell). Phát triển theo định hướng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Đối với ngành công nghiệp mỏ của Việt Nam, chuyển đổi số vẫn còn là khái niệm mới, kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong ngành chưa nhiều, do đó, các báo cáo của VIMLUKI tại Hội thảo tập trung giới thiệu về các mô hình chuyển đổi số thành công, các công cụ phục vụ quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp mỏ trên thế giới, các quy trình và công đoạn ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, từ đó, có những gợi ý, khuyến nghị các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp mỏ của Việt Nam căn cứ vào nhu cầu, tiềm lực của mình để quyết định lựa chọn mô hình, quy trình, cách thức thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.
Chiều cùng ngày, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. Tham dự Đại hội có Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII, đại diện lãnh đạo các Chi hội và Phân hội chuyên ngành hoạt động trên khắp cả nước. Đại hội vinh dự được đón các vị khách quý: TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Hội Dầu khí Việt Nam, Hội Tuyển khoáng Việt Nam, Hiệp hội Titan, Hội Tiết kiệm Năng lượng; các vị lãnh đạo lão thành của Hội qua các thời kỳ; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện Nghiên cứu và đông đảo các doanh nghiệp trong ngành, …
Đại hội đã cùng nhau nhìn lại kết quả các mặt công tác của Hội trong nhiệm kỳ 2015-2022 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ 2022-2027 thông qua Báo các Tổng kết nhiệm kỳ cũ và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới do Chủ tịch Hội, TS. Trần Xuân Hoàn trình bày. Đại hội đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến đóng góp quý báu cho sự phát triển của Hội trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều diễn biến thuận lợi song hành cùng nhiều thách thức trong những năm tới, với mục tiêu xây dựng Hội trở thành một tổ chức nghề nghiệp xã hội mạnh trong công tác thúc đẩy phát triển KH&CN của ngành công nghiệp mỏ, thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội… Tại Đại hội TS. Đào Duy Anh, Viện trưởng VIMLUKI, một thành viên tích cực của Hội KHCN Mỏ đã phát biểu tham luận, chia sẻ những hoạt động của Viện đóng góp cho sự phát triển ngành Công nghiệp mỏ nói chung và của VIMLUKI nói riêng trong những năm gần đây và định hướng phát triển của VIMLUKI đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên Hội KH&CN Mỏ Việt Nam đã tổ chức vinh danh các công trình có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn nổi bật của các Chi hội với các giải thưởng hạng A (03 giải), B (02 giải) và C (05 giải).
Cụm công trình khoa học do VIMLUKI đề xuất đã được Hội đồng xét duyệt và khen thưởng của Hội trao tặng giải A, gồm các công trình:
1. Dự án SXTN Hoàn thiện công nghệ sản xuất thiếc 99,99% bằng phương pháp điện phân tinh luyện có màng ngăn.
2. Dự án SXTN dây hợp kim thiếc hàn có lõi trợ dung.
3. Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất thiếc hàn không chì mác SAC305 sử dụng trong lĩnh vực Điện - Điện tử và Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất kem hàn (solder paste) SAC305 phục vụ ngành công nghệ điện tử từ nguyên liệu trong nước.
Đây là các công trình KH&CN về nghiên cứu chế biến sâu kim loại thiếc (Sn) do VIMLUKI thực hiện trong 05 năm gần đây, kết quả các công trình đã được ứng dụng vào sản xuất thực tế, đưa ra sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, cụ thể:
- Đã sản xuất ra thiếc kim loại tinh khiết hàm lượng 99,99% Sn, lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được thiếc kim loại có độ sạch ở mức như trên, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, ngoài chủ động về nguyên liệu cho sản xuất, giảm lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu còn nâng cao vị thế của ngành luyện thiếc Việt Nam trên thế giới.
- Việc nghiên cứu, sản xuất được dây hợp kim thiếc hàn có lõi chất trợ dung và liên tục nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất đã làm cho sản phẩm do VIMLUKI sản xuất ra được các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đón nhận tích cực. Sản phẩm đã giúp cho quá trình hàn trở nên đơn giản, nâng cao năng suất hàn và giảm chi phí sản xuất đáng kể, đồng thời, thay thế một phần sản phẩm nhập khẩu, giúp cho các nhà sản xuất chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm thiếc hàn không chì, một mặt đáp ứng yêu cầu của sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, một mặt đã chứng minh năng lực nghiên cứu, sản xuất và tầm nhìn thích ứng với mọi nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường đối với các sản phẩm chế biến sâu từ Sn kim loại của VIMLUKI.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI), một hội viên của Hội KHCN Mỏ đã tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Đại hội và Hội thảo KH.
Trên 50 báo cáo KH đã gửi về tham gia Hội thảo từ các Viện Nghiên cứu, các Trường Đại học, các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, Ban Biên tập đã lựa chọn 27 báo cáo tiêu biểu, sát chủ đề Hội thảo để đưa vào Tuyển tập Báo cáo của Hội thảo, trong đó, VIMLUKI có 04 báo cáo được lựa chọn đưa vào Tuyển tập để thảo luận tại Hội thảo về các vấn đề: (1)- Một số định hướng về chuyển đổi số trong Doanh nghiệp mỏ ở Việt Nam từ kinh nghiệm của thế giới; (2)- Ứng dụng công nghệ số trong ngành luyện kim Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của thế giới; (3)- Giải pháp công nghệ kỹ thuật số trong công tác quản lý, giám sát và cảnh báo mức độ an toàn đối với hồ đập thải quặng đuôi tại Việt Nam; (4)- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động hóa dòng khí trên thiết bị tuyển nổi kiểu thùng trụ tròn (Tankcell). Phát triển theo định hướng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Đối với ngành công nghiệp mỏ của Việt Nam, chuyển đổi số vẫn còn là khái niệm mới, kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong ngành chưa nhiều, do đó, các báo cáo của VIMLUKI tại Hội thảo tập trung giới thiệu về các mô hình chuyển đổi số thành công, các công cụ phục vụ quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp mỏ trên thế giới, các quy trình và công đoạn ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, từ đó, có những gợi ý, khuyến nghị các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp mỏ của Việt Nam căn cứ vào nhu cầu, tiềm lực của mình để quyết định lựa chọn mô hình, quy trình, cách thức thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.
Chiều cùng ngày, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. Tham dự Đại hội có Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII, đại diện lãnh đạo các Chi hội và Phân hội chuyên ngành hoạt động trên khắp cả nước. Đại hội vinh dự được đón các vị khách quý: TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Hội Dầu khí Việt Nam, Hội Tuyển khoáng Việt Nam, Hiệp hội Titan, Hội Tiết kiệm Năng lượng; các vị lãnh đạo lão thành của Hội qua các thời kỳ; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện Nghiên cứu và đông đảo các doanh nghiệp trong ngành, …
Đại hội đã cùng nhau nhìn lại kết quả các mặt công tác của Hội trong nhiệm kỳ 2015-2022 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ 2022-2027 thông qua Báo các Tổng kết nhiệm kỳ cũ và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới do Chủ tịch Hội, TS. Trần Xuân Hoàn trình bày. Đại hội đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến đóng góp quý báu cho sự phát triển của Hội trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều diễn biến thuận lợi song hành cùng nhiều thách thức trong những năm tới, với mục tiêu xây dựng Hội trở thành một tổ chức nghề nghiệp xã hội mạnh trong công tác thúc đẩy phát triển KH&CN của ngành công nghiệp mỏ, thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội… Tại Đại hội TS. Đào Duy Anh, Viện trưởng VIMLUKI, một thành viên tích cực của Hội KHCN Mỏ đã phát biểu tham luận, chia sẻ những hoạt động của Viện đóng góp cho sự phát triển ngành Công nghiệp mỏ nói chung và của VIMLUKI nói riêng trong những năm gần đây và định hướng phát triển của VIMLUKI đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên Hội KH&CN Mỏ Việt Nam đã tổ chức vinh danh các công trình có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn nổi bật của các Chi hội với các giải thưởng hạng A (03 giải), B (02 giải) và C (05 giải).
Cụm công trình khoa học do VIMLUKI đề xuất đã được Hội đồng xét duyệt và khen thưởng của Hội trao tặng giải A, gồm các công trình:
1. Dự án SXTN Hoàn thiện công nghệ sản xuất thiếc 99,99% bằng phương pháp điện phân tinh luyện có màng ngăn.
2. Dự án SXTN dây hợp kim thiếc hàn có lõi trợ dung.
3. Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất thiếc hàn không chì mác SAC305 sử dụng trong lĩnh vực Điện - Điện tử và Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất kem hàn (solder paste) SAC305 phục vụ ngành công nghệ điện tử từ nguyên liệu trong nước.
Đây là các công trình KH&CN về nghiên cứu chế biến sâu kim loại thiếc (Sn) do VIMLUKI thực hiện trong 05 năm gần đây, kết quả các công trình đã được ứng dụng vào sản xuất thực tế, đưa ra sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, cụ thể:
- Đã sản xuất ra thiếc kim loại tinh khiết hàm lượng 99,99% Sn, lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được thiếc kim loại có độ sạch ở mức như trên, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, ngoài chủ động về nguyên liệu cho sản xuất, giảm lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu còn nâng cao vị thế của ngành luyện thiếc Việt Nam trên thế giới.
- Việc nghiên cứu, sản xuất được dây hợp kim thiếc hàn có lõi chất trợ dung và liên tục nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất đã làm cho sản phẩm do VIMLUKI sản xuất ra được các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đón nhận tích cực. Sản phẩm đã giúp cho quá trình hàn trở nên đơn giản, nâng cao năng suất hàn và giảm chi phí sản xuất đáng kể, đồng thời, thay thế một phần sản phẩm nhập khẩu, giúp cho các nhà sản xuất chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm thiếc hàn không chì, một mặt đáp ứng yêu cầu của sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, một mặt đã chứng minh năng lực nghiên cứu, sản xuất và tầm nhìn thích ứng với mọi nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường đối với các sản phẩm chế biến sâu từ Sn kim loại của VIMLUKI.
Một số hình ảnh về Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa IX
và Hội thảo khoa học chuyển đổi số doanh nghiệp mỏcủa Hội KHCN Mỏ Việt Nam
và Hội thảo khoa học chuyển đổi số doanh nghiệp mỏcủa Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Đoàn đại biểu Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
tham gia Hội thảo Khoa học
TS. Đào Duy Anh, Viện trưởng VIMLUKI phát biểu tham luận tại Đại hội
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam trao giải A Khoa học Công nghệ Mỏ cho VIMLUKI
1. https://vietnamhoinhap.vn/vi/cum-cong-trinh-nghien-cuu-cua-vien-khoa-hoc-va-cong-nghe-mo-luyen-kim-dat-giai-thuong-khcn-mo-toan-quoc-nam-2022-40553.htm
2. https://congthuong.vn/vimluki-hoan-thien-cong-nghe-san-xuat-thiec-dap-ung-nguon-cung-cho-thi-truong-224092.html
Danh mục tin tức
Tin mới nhất