Công nghệ tuyển quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Hình 1. Sơ đồ công nghệ 1 dự kiến tuyển quặng vàng khu vực Pác Lạng, tỉnh Bắc Kạn.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ 2 dự kiến tuyển quặng vàng khu vực Pác Lạng, tỉnh Bắc Kạn.
ThS. Phạm Đức Phong, Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim
1. Mở đầu
Khu vực thăm dò mỏ vàng Pác Lạng thuộc địa phận xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 40km về phía Đông Bắc, diện tích thăm dò là 3,70km2. Trữ lượng và tài nguyên đạt khoảng 422,80 kg kim loại Au, trong đó cấp trữ lương 122 là 290,22 kg kim loại Au, cấp tài nguyên 333 là 132,58 kg kim loại Au.
Trong diện tích thăm dò có 1 kiểu quặng tự nhiên là thạch anh- sulfur- vàng và 1 kiểu quặng công nghiệp là vàng gốc. Các thân quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng có dạng mạch, đới mạch, thành phần khoáng vật quặng gồm pyrit, vàng tự sinh, limonit, chalcopyrit, sphalerit, galenit trong đó khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, vàng tự sinh và limonit. Khoáng vật phi quặng chủ yếu thạch anh.
Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là xác định thành phần vật chất mẫu quặng, nghiên cứu tính khả tuyển, đề xuất phương án tuyển khoáng phù hợp đối với mẫu vàng gốc khu vực Pác Lạng xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu công nghệ
Kết quả nghiên cứu đặc điểm và thành phần khoáng vật mẫu quặng vàng khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho thấy vàng tồn tại ở dạng hạt mịn đến rất mịn, xâm nhiễm trong pyrit, limonit biến đổi từ pyrit hoặc hình thành từ dạng dung dịch keo và xâm nhiễm trong nền thạch anh.
Kết quả phân tích hóa mẫu quặng nguyên khai, trong mẫu hàm lượng Au= 2,10 g/t, hàm lượng SiO2= 80,16%, ngoài ra các nguyên tố có ích khác đi kèm có hàm lượng rất nhỏ: Fe2O3= 6,51%; Al2O3= 6,56 %; Pb= 94,8 ppm; Zn= 133,1 ppm; Ag <2 g/t...
Kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt mẫu nghiên cứu đã được gia công xuống độ hạt -1mm cho thấy, mức thu hoạch các cấp hạt thô ( 0,125mm) chiếm 61,61%, phân bố Au trong cấp hạt này chiếm 81,01%; cấp hạt mịn (-0,045mm) chiếm 24,15% tương ứng với phân bố Au là 7,67%. Hàm lượng Au trong các cấp hạt không có đột biến, dao động từ 0,7 ÷ 3,3 g/tấn.
3. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển
Kết quả thí nghiệm bằng phương pháp tuyển trọng lực (thiết bị bàn đãi) mẫu nghiên cứu, độ hạt đem tuyển -0,125 mm là tối ưu, sản phẩm thu được sau quá trình tuyển không cao: quặng tinh vàng có hàm lượng 67,20 g/t, thực thu chỉ đạt 36,60% Au.
Kết quả tuyển nổi trên sơ đồ vòng kín mẫu quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã thu được sản phẩm quặng tinh Au có mức thu hoạch 1,45%, hàm lượng đạt 118,6 g/t, thực thu 83,61%; quặng thải có hàm lượng 0,3 g/t với mức phân bố Au tương ứng là 16,39%.
Kết quả tuyển bằng phương pháp trọng lực kết hợp tuyển nổi trên sơ đồ vòng kín đã thu được sản phẩm quặng tinh Au tổng hợp có mức thu hoạch 2,16%, hàm lượng đạt 85,3 g/t Au, thực thu 88,28%; quặng thải có hàm lượng 0,25 g/t với mức phân bố Au tương ứng là 11,72%.
4. Đề xuất sơ đồ công nghệ tuyển
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 2 sơ đồ công nghệ tuyển mẫu quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thể hiện như hình 1 và hình 2.
Khu vực thăm dò mỏ vàng Pác Lạng thuộc địa phận xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 40km về phía Đông Bắc, diện tích thăm dò là 3,70km2. Trữ lượng và tài nguyên đạt khoảng 422,80 kg kim loại Au, trong đó cấp trữ lương 122 là 290,22 kg kim loại Au, cấp tài nguyên 333 là 132,58 kg kim loại Au.
Trong diện tích thăm dò có 1 kiểu quặng tự nhiên là thạch anh- sulfur- vàng và 1 kiểu quặng công nghiệp là vàng gốc. Các thân quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng có dạng mạch, đới mạch, thành phần khoáng vật quặng gồm pyrit, vàng tự sinh, limonit, chalcopyrit, sphalerit, galenit trong đó khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, vàng tự sinh và limonit. Khoáng vật phi quặng chủ yếu thạch anh.
Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là xác định thành phần vật chất mẫu quặng, nghiên cứu tính khả tuyển, đề xuất phương án tuyển khoáng phù hợp đối với mẫu vàng gốc khu vực Pác Lạng xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu công nghệ
Kết quả nghiên cứu đặc điểm và thành phần khoáng vật mẫu quặng vàng khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho thấy vàng tồn tại ở dạng hạt mịn đến rất mịn, xâm nhiễm trong pyrit, limonit biến đổi từ pyrit hoặc hình thành từ dạng dung dịch keo và xâm nhiễm trong nền thạch anh.
Kết quả phân tích hóa mẫu quặng nguyên khai, trong mẫu hàm lượng Au= 2,10 g/t, hàm lượng SiO2= 80,16%, ngoài ra các nguyên tố có ích khác đi kèm có hàm lượng rất nhỏ: Fe2O3= 6,51%; Al2O3= 6,56 %; Pb= 94,8 ppm; Zn= 133,1 ppm; Ag <2 g/t...
Kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt mẫu nghiên cứu đã được gia công xuống độ hạt -1mm cho thấy, mức thu hoạch các cấp hạt thô ( 0,125mm) chiếm 61,61%, phân bố Au trong cấp hạt này chiếm 81,01%; cấp hạt mịn (-0,045mm) chiếm 24,15% tương ứng với phân bố Au là 7,67%. Hàm lượng Au trong các cấp hạt không có đột biến, dao động từ 0,7 ÷ 3,3 g/tấn.
3. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển
Kết quả thí nghiệm bằng phương pháp tuyển trọng lực (thiết bị bàn đãi) mẫu nghiên cứu, độ hạt đem tuyển -0,125 mm là tối ưu, sản phẩm thu được sau quá trình tuyển không cao: quặng tinh vàng có hàm lượng 67,20 g/t, thực thu chỉ đạt 36,60% Au.
Kết quả tuyển nổi trên sơ đồ vòng kín mẫu quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã thu được sản phẩm quặng tinh Au có mức thu hoạch 1,45%, hàm lượng đạt 118,6 g/t, thực thu 83,61%; quặng thải có hàm lượng 0,3 g/t với mức phân bố Au tương ứng là 16,39%.
Kết quả tuyển bằng phương pháp trọng lực kết hợp tuyển nổi trên sơ đồ vòng kín đã thu được sản phẩm quặng tinh Au tổng hợp có mức thu hoạch 2,16%, hàm lượng đạt 85,3 g/t Au, thực thu 88,28%; quặng thải có hàm lượng 0,25 g/t với mức phân bố Au tương ứng là 11,72%.
4. Đề xuất sơ đồ công nghệ tuyển
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 2 sơ đồ công nghệ tuyển mẫu quặng vàng gốc khu vực Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thể hiện như hình 1 và hình 2.
Hình 1. Sơ đồ công nghệ 1 dự kiến tuyển quặng vàng khu vực Pác Lạng, tỉnh Bắc Kạn.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ 2 dự kiến tuyển quặng vàng khu vực Pác Lạng, tỉnh Bắc Kạn.
Danh mục tin tức
Tin mới nhất
- Kỷ niệm 45 năm thành lập VIMLUKI
- Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- Hiệp hội Titan Việt Nam
- Phóng sự: 55 năm thành lập VIMLUKI
- Phóng sự: 50 năm thành lập Vimluki
- Highlight lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện
- Kỷ niệm 40 thành lập Vimluki (p1)
- Kỷ niệm 40 thành lập Vimluki (p2)