Tình hình sản xuất và tiêu thụ Đồng trong nước từ năm 2015 đến 6/2020
Đoàn Thị Bích Hường
Phòng mỏ - Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư XDCN Mỏ luyện kim
Phòng mỏ - Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư XDCN Mỏ luyện kim
Mở đầu
Đồng là kim loại có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Với những đặc tính quý, đồng và các hợp chất của nó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp và mọi mặt của đời sống. Ứng dụng chủ yếu của đồng là trong ngành điện như sản xuất cáp điện, dây điện... Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, điện tử, điện máy, giao thông vận tải, nông nghiệp, y sinh, hóa chất, chế tạo máy móc, thiết bị và nghệ thuật. Với những ứng dụng rộng rãi của đồng trong mọi mặt của đời sống như vậy, mà thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ đồng trong nước là rất cần thiết cho các doanh nghiệp có thể có những hoạch định chiến lược phát triển cho mình.
Sản xuất đồng
Theo kết quả thăm dò địa chất, trữ lượng đồng của Việt Nam có khoảng 1.874.382 tấn đồng kim loại, trong đó, cấp trữ lượng là 441.002 tấn, cấp tài nguyên khoảng 983.843 tấn và tài nguyên dự báo khoảng 449.536 tấn đồng [1].
Với trữ lượng đồng đã được xác định, việc có thể tăng sản lượng khai thác và chế biến đồng của nước ta phụ thuộc rất lớn vào công tác thăm dò để có thể tăng trữ lượng tài nguyên đồng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tìm kiếm cho thấy khả năng tăng tài nguyên, trữ lượng quặng đồng là không lớn
Bảng 1: Thống kê trữ lượng và tài nguyên quặng đồng ở Việt Nam [1].
Trước năm 2008, do chưa có cơ sở nào luyện được đồng từ quặng sunphua cho nên toàn bộ tinh quặng đồng sau khai thác, tuyển đều xuất khẩu. Toàn bộ đồng và nhiều sản phẩm từ đồng đều nhập khẩu. Sau năm 2008, Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng công suất 10.000 tấn đồng kim loại/năm và các sản phẩm phụ đi kèm đi vào hoạt động đến nay tương đối ổn định. Sản lượng 10.000 tấn đồng kim loại/năm, đã thay thế một phần lượng đồng kim loại nhập khẩu để cung cấp cho các ngành công nghiệp trong nước. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, Nhà máy luyện đồng thứ hai tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với công suất 20.000 tấn/năm hiện đang trong quá trình xây dựng [2].
Tiêu thụ đồng
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu đồng tinh luyện trong nước từ năm 2015 đến tháng 6/2020 qua số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan (Bảng 2).
Bảng 2: Tổng hợp số lượng và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu đồng tinh luyện các lọại (đồng ca tốt, thanh, que, tấm lá, dây dẫn, ống dẫn...) [3].
Số lượng nhập khẩu đồng kim loại từ năm 2015 đến năm 2019 tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng trung bình 15%/năm. Sự gia tăng lượng đồng nhập khẩu cho thấy mức tiêu dùng và nhu cầu đồng cho sản xuất các sản phẩm từ đồng trong nước tăng nhanh. Số liệu xuất nhập khẩu đồng trong Bảng 2 và sản lượng đồng kim loại sản xuất trong nước qua các năm từ 2015 đến tháng 6/2020 được tổng hợp trong Bảng 3.
Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đồng tinh luyện trong nước (ĐV: tấn) [2, 3]
Đồng là kim loại có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Với những đặc tính quý, đồng và các hợp chất của nó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp và mọi mặt của đời sống. Ứng dụng chủ yếu của đồng là trong ngành điện như sản xuất cáp điện, dây điện... Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, điện tử, điện máy, giao thông vận tải, nông nghiệp, y sinh, hóa chất, chế tạo máy móc, thiết bị và nghệ thuật. Với những ứng dụng rộng rãi của đồng trong mọi mặt của đời sống như vậy, mà thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ đồng trong nước là rất cần thiết cho các doanh nghiệp có thể có những hoạch định chiến lược phát triển cho mình.
Sản xuất đồng
Theo kết quả thăm dò địa chất, trữ lượng đồng của Việt Nam có khoảng 1.874.382 tấn đồng kim loại, trong đó, cấp trữ lượng là 441.002 tấn, cấp tài nguyên khoảng 983.843 tấn và tài nguyên dự báo khoảng 449.536 tấn đồng [1].
Với trữ lượng đồng đã được xác định, việc có thể tăng sản lượng khai thác và chế biến đồng của nước ta phụ thuộc rất lớn vào công tác thăm dò để có thể tăng trữ lượng tài nguyên đồng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tìm kiếm cho thấy khả năng tăng tài nguyên, trữ lượng quặng đồng là không lớn
Bảng 1: Thống kê trữ lượng và tài nguyên quặng đồng ở Việt Nam [1].
Tên tỉnh, thành phố (Số mỏ có trữ lượng và tài nguyên) | Tổng (tấn kim loại Cu) | Quặng đồng (tấn kim loại Cu) | ||
---|---|---|---|---|
Trữ lượng | Tài nguyên | TN dự báo | ||
Lào cai (6) | 845.672,06 | 355.189,74 | 462.482,32 | 28.000,00 |
Yên Bái (3) | 321.432,72 | 21.014,56 | 108.241,16 | 192.177,00 |
Sơn La (19) | 305.405,45 | 35.664,00 | 134.345,45 | 135.396,00 |
Lai Châu (6) | 4.968,19 | 3.233,19 | 1.325,00 | 410,00 |
Bắc Giang (2) | 2.497,38 | 0,00 | 2.102,76 | 394,62 |
Hòa Bình (1) | 2.683,00 | 2.203,00 | 480,00 | 0,00 |
Điện Biên (1) | 9.832,00 | 6.198,00 | 0,00 | 3.634,00 |
Thanh Hóa (1) | 7.361,39 | 0,00 | 1.132,52 | 6.228,87 |
Thái Nguyên (3) | 198.168,00 | 0,00 | 153.813,00 | 44.355,00 |
Cao Bằng (3) | 62.782,10 | 0,00 | 58.841,10 | 3.941,00 |
Bắc Kạn (1) | 1.080,00 | 0,00 | 1.080,00 | 0,00 |
Quảng Nam (1) | 112.500,00 | 17.500,00 | 60.000,00 | 35.000,00 |
Tổng cả nước | 1.874.382,29 | 441.002,49 | 983.843,31 | 449.536,49 |
Tiêu thụ đồng
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu đồng tinh luyện trong nước từ năm 2015 đến tháng 6/2020 qua số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan (Bảng 2).
Bảng 2: Tổng hợp số lượng và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu đồng tinh luyện các lọại (đồng ca tốt, thanh, que, tấm lá, dây dẫn, ống dẫn...) [3].
Năm | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Chênh lệch (Nhập khẩu - xuất khẩu) |
|||
---|---|---|---|---|---|---|
Số lượng (tấn) | Trị giá (nghìn USD) |
Số lượng (tấn) | Trị giá (nghìn USD) |
Số lượng (tấn) | Trị giá (nghìn USD) |
|
2015 | 224.060 | 1.417.404 | 37.872 | 247.780 | 186.188 | 1.169.624 |
2016 | 280.303 | 1.559.307 | 74.618 | 409.693 | 205.685 | 1.149.614 |
2017 | 323.697 | 2.167.878 | 107.136 | 719.550 | 216.561 | 1.448.328 |
2018 | 350.065 | 2.523.703 | 131.694 | 940.999 | 218.371 | 1.582.704 |
2019 | 390.366 | 2.553.912 | 154.190 | 1.030.516 | 236.176 | 1.523.397 |
T1-T6/2020 | 176.986 | 1.090.314 | 70.019 | 440.305 | 106.967 | 650.009 |
Tổng cộng | 1.745.478 | 11.312.518 | 575.529 | 3.788.843 | 1.169.948 | 7.523.675 |
Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đồng tinh luyện trong nước (ĐV: tấn) [2, 3]
Mục | Năm 2015 | Năm 2016 |
Năm 2017 | Năm 2018 |
Năm 2019 | T1-T6/2020 |
---|---|---|---|---|---|---|
Sản xuất trong nước (SX) | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
Nhập khẩu (NK) | 224.060 | 280.303 | 323.697 | 350.065 | 390.366 | 176.986 |
Xuất khẩu (XK) | 37.872 | 74.618 | 107.136 | 131.694 | 154.190 | 70.019 |
Sử dụng trong nước (SX NK-XK) | 196.188 | 215.685 | 226.561 | 228.371 | 246.176 | 116.967 |
Số liệu Bảng 3 cho thấy nhu cầu thực tế sử dụng đồng kim loại trong nước từ năm 2015 đến năm 2019 tăng trung bình 6%/năm, tương đối phù hợp với dự báo tăng trưởng nhu cầu đồng trong nước trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen đến năm 2025, có xét đến năm 2035.
Qua số liệu Bảng 3, cũng cho thấy đồng nhập khẩu một phần để tiêu dùng trong nước, một phần gia công sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu và lượng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm từ 2015 đến 2019. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Co-vid 19, xuất khẩu đồng 6 tháng đầu năm là 70.019 tấn đạt 45% sản lượng xuất khẩu của cả năm 2019.
Danh mục tin tức
Tin mới nhất