THÔNG BÁO TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ KHCN CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM NĂM 2020

Thông báo
Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ (KHCN) là nhiệm vụ cốt lõi của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI), trực thuộc Bộ Công Thương (MOIT). Hàng năm, ngoài thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, tham gia các Đề án, Dự án KHCN thuộc các Chương trình về Qui hoạch, Môi trường… VIMLUKI còn được MOIT tuyển chọn, giao thực hiện nhiều nhiệm vụ KHCN thuộc khuôn khổ các nhiệm vụ KHCN do MOIT quản lý, cụ thể : 
- Cơ quan chủ quản các nhiệm vụ KHCN: Bộ Công Thương ;
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim :
          Địa chỉ: 79 phố An Trạch, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
          Tel:        024.38 232 986 ;                Fax: 024.38 456 983.
- Nguồn kinh phí : Ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp; Phương thức thực hiện: khoán chi từng phần.
- Các nhiệm vụ KHCN do VIMLUKI được giao thực hiện từ năm 2020:
 
TT Tên nhiệm vụ Tên, học hàm học vị chủ nhiệm Thời gian thực hiện Kinh phí (tr.đ) Mục tiêu/Nội dung nghiên cứu Kết quả cần đạt
1 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hồi kim loại có ích trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan. ThS. Nguyễn Hồng Quân 01÷12/
2020
450
* Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy trình công nghệ thu hồi các nguyên tố có ích (Zn, Mn) trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan.
Mô hình áp dụng quy trình công nghệ vào sản xuất; Sản phẩm 5 kg ZnSO4.7H2O > 98%; 5 kg bột MnO2 > 98%; Các sản phẩm phụ có ích khác.
* Mục tiêu cụ thể:(1)- Nghiên cứu tổng quan tài liệu về công nghệ xử lý bụi lò cao, lựa chọn phương pháp nghiên cứu công nghệ phù hợp thu hồi kẽm, mangan từ bụi lò cao tại Việt Nam; (2)- Nghiên cứu xác lập các điều kiện, chế độ công nghệ thu hồi kẽm trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan; (3)- Nghiên cứu xác lập các điều kiện, chế độ công nghệ thu hồi mangan trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan.
* Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN;
Nội dung 2: Tổng quan công nghệ xử lý và thu hồi các nguyên tố có ích trong bụi lò cao…;
Nội dung 3: Nghiên cứu thành phần hóa học, thành phần pha, xác định dạng tồn tại của kẽm và mangan trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan;
Nội dung 4: Nghiên cứu xác lập điều kiện, chế độ công nghệ hòa tách thu hồi kẽm, mangan;
Nội dung 5: Nghiên cứu xác lập điều kiện, chế độ tách mangan ra khỏi dung dịch sau hòa tách mangan;
Nội dung 6: Nghiên cứu chế độ làm sạch dung dịch kẽm sunfat;
Nội dung 7: Nghiên cứu xác lập điều kiện, chế độ kết tinh kẽm sunfat;
Nội dung 8: Nghiên cứu làm sạch sản phẩm MnO2 bằng axit;
Nội dung 9: Thử nghiệm ở quy mô mở rộng, hiệu chỉnh, hoàn thiện các thông số công nghệ và chế tạo sản phẩm của đề tài;
Nội dung 10: Xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết và bảo vệ đề tài.
* Sản phẩm dạng I:  05 kg kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O >98%; Mn ≤0.01%; Cl ≤0.002%; Pb ≤0.001%; Fe ≤0.001%); 05 kg mangan dioxit (MnO2 >98%).
* Sản phẩm dạng II: 01 Quy trình công nghệ thu hồi các nguyên tố có ích trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan (ổn định, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam).
* Sản phẩm dạng III: 01 bài báo về Thu hồi kim loại có ích từ bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan” đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ kim loại hoặc Tạp chí Công nghiệp Mỏ của Việt Nam.
 
2 Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định hàm lượng Sn, Ag, Cu, Pb, Bi, Fe, Sb, As trong thiếc hàn không chì SAC ThS. Phan Thị Thanh Hà 01÷12/
2020
550
*Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy trình phân tích Sn, Ag, Cu, Pb, Bi, Fe, Sb, As trong thiếc hàn không chì để đánh giá chất lượng sản phẩm thiếc hàn, phục vụ nghiên cứu xây dựng các quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu thiếc hàn.
*Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng quy trình xác định hàm lượng Sn trong thiếc hàn không chì bằng phương pháp chuẩn độ
Xây dựng quy trình xác định hàm lượng Ag trong thiếc hàn không chì bằng phương pháp  quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Xây dựng quy trình xác định hàm lượng Cu, Pb, Bi, Fe, Sb trong thiếc hàn không chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Xây dựng quy trình xác định hàm lượng Asen trong thiếc hàn không chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật hidrua hóa.
  • Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
 Nội dung 1: Xây dựng đề cương - dự toán;
Nội dung 2: Tổng quan rà soát, đánh giá công tác phân tích và các quy trình hiện đang sử dụng;
Nội dung 3: Nghiên cứu xác lập điều kiện, các thông số tối ưu để xác định Sn trong hợp kim thiếc hàn không chì;
Nội dung 4: Nghiên cứu xác lập điều kiện, các thông số tối ưu để xác định Ag trong hợp kim thiếc hàn không chì SAC;
 Nội dung 5: Nghiên cứu xác lập điều kiện, các thông số tối ưu để xác định Fe, Cu, Sb, Pb, Bi trong hợp kim thiếc hàn không chì SAC;
Nội dung 6: Nghiên cứu xác lập điều kiện, các thông số tối ưu để xác định As trong hợp kim thiếc hàn không chì SAC;
Nội dung 7: Thử nghiệm so sánh liên phòng và đánh giá phương pháp;
Nội dung 8: Xây dựng và biên tập bộ quy trình phân tích cho thiếc hàn không chì;
Nội dung 9: Viết báo cáo tổng kết đề tài.
* Sản phẩm dạng II: 01 Quy trình xác định hàm lượng Sn trong thiếc hàn không chì SAC bằng phương pháp chuẩn độ (theo Tiêu chuẩn của Hiệp hội phân tích hóa học  AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Độ lặp lại (RSDr) đạt 1,35 %; Độ tái lập (RSDi) đạt 2,02 %; Độ đúng (Độ thu hồi R%) đạt 98-102 %); 01 Quy trình xác định hàm lượng Ag trong thiếc hàn không chì SAC bằng phương pháp  quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (theo Tiêu chuẩn của Hiệp hội phân tích hóa học  AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Độ lặp lại (RSDr) đạt 2,3 %; Độ tái lập (RSDi) đạt 3,40 %; Độ đúng (Độ thu hồi R%) đạt 97-102 %); 01 Quy trình xác định hàm lượng Cu, Pb, Bi, Fe, Sb trong thiếc hàn không chì SAC bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (theo Tiêu chuẩn của Hiệp hội phân tích hóa học  AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Độ lặp lại (RSDr) đạt từ 2,9-4,2 %; Độ tái lập (RSDi) đạt từ 4,3-7,2 %; Độ đúng (Độ thu hồi R%) đạt 90-107 %); 01 Quy trình xác định hàm lượng Asen trong thiếc hàn không chì SAC bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật hidrua hóa (theo Tiêu chuẩn của Hiệp hội phân tích hóa học AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Độ lặp lại (RSDr) đạt từ 4,5%; Độ tái lập (RSDi) đạt từ 6,70 %; Độ đúng (Độ thu hồi R%) đạt 90-107 %)
* Sản phẩm dạng III: 01 bài báo về Quy trình phân tích xác định hàm lượng Sn, Ag, Cu, Pb, Bi, Fe, Sb, As trong thiếc hàn không chì SAC” đăng trên Tạp chí Công nghiệp Mỏ của Việt Nam.
3 Nghiên cứu giải pháp thiết bị công nghệ và hóa chất thuốc tuyển để tuyển quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn mỏ đất hiếm Yên Phú ThS. Phạm Đức Phong 01÷12/
2020
540 *Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp thiết bị công nghệ và hóa chất thuốc tuyển để tuyển quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn mỏ đất hiếm Yên Phú
*Mục tiêu cụ thể: (1) Xây dựng quy trình công nghệ tuyển hợp lý đảm bảo chất lượng quặng tinh và thu hồi tối đa tài nguyên của mỏ đất hiếm Yên Phú. (2) Xây dựng, đề xuất cải tiến hệ thống thiết bị, hóa chất thuốc tuyển tại nhà máy đất hiếm Yên Phú nhằm thu hồi tối đa tài nguyên giảm ô nhiễm môi trường.
* Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN;
Nội dung 2: Tổng quan về đất hiếm và đánh giá thực trạng công nghệ tại nhà máy tuyển quặng đất hiếm Yên Phú;
Nội dung 3: Lập phương án và giám sát, phối hợp lấy mẫu nghiên cứu;
Nội dụng 4: Nghiên cứu thành phần vật chất mẫu quặng đất hiếm mỏ đất hiếm Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
 Nội dung 5: Nghiên cứu giải pháp thiết bị công nghệ để tuyển quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn mỏ đất hiếm Yên Phú;
Nội dung 6: Nghiên cứu lựa chọn hóa chất thuốc tuyển để tuyển quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn mỏ đất hiếm Yên Phú
Nội dung 7: Nghiên cứu lựa chọn và đề xuất giải pháp công nghệ tuyển hợp lý quặng đất hiếm mỏ đất hiếm Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
 Nội dung 8: Tổng hợp số liệu và viết báo cáo tổng kết đề tài.
* Sản phẩm dạng I:  01 kg quặng tinh đất hiếm  (TR2O3>20%; Tỷ số giữa hàm lượng thải/hàm lượng quặng nguyên khai (θ/α) < 0,5%).
* Sản phẩm dạng II: 01 Quy trình công nghệ tuyển hợp lý quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái để thu được sản phẩm quặng tinh đất hiếm đạt hàm lượng >20% TR2O3, tỷ số giữa hàm lượng thải/hàm lượng quặng nguyên khai (θ/α) < 0,5 (ổn định, phù hợp với đặc điểm của đối tượng quặng, có tính ứng dụng và khả năng áp dụng vào sản xuất).
* Sản phẩm dạng III: 01 bài báo về Giải pháp thiết bị công nghệ và hóa chất thuốc tuyển để tuyển quặng đất hiếm xâm nhiễm mịn mỏ đất hiếm Yên Phú đăng trên Tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo khoa học chuyên ngành chế biến khoáng sản.
 
4 Nghiên cứu và chế tạo thiết bị biến tần hỗ trợ hiệu quả xử lý nước thải TS. Mai Trọng Ba 01÷12/
2020
450 *Mục tiêu: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị biến tần hỗ trợ hiệu quả xử lý nước thải.
* Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan;
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng phát thải lỏng của các cơ sở luyện kim;
Nội dung 3: Khảo sát, lấy mẫu và nghiên cứu thành phần mẫu nước thải, quy trình công nghệ xử lý nước thải tại cở sở luyện kim;
Nội dung 4: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị biến tần (P=1,5÷2kW). Vận hành thử nghiệm, đánh giá sơ bộ hiệu quả xử lý của thiết bị đã chế tạo;
Nội dung 5: Vận hành ứng dụng thử nghiệm tại cơ sở luyện kim: đề xuất tại Bắc Ninh;
Nội dung 6: Tổng hợp và viết báo cáo tổng kết đề tài.
* Sản phẩm dạng I:  01  Thiết bị
biến tần  (Công suất 1,5 ÷ 2 kW; Hiệu suất tăng lên ít nhất 15% hiệu quả xử lý nước thải (chất rắn lơ lửng, một số kim loại nặng) theo QCVN 40:2011/BTNMT)
* Sản phẩm dạng II: 01 Bản vẽ thiết kế thiết bị biến tần (Là bản vẽ thiết kế thiết bị và được mô tả rõ ràng quy trình hoạt động của thiết bị);  01 Quy trình tích hợp, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng thiết bị biến tần (nêu rõ được nguyên lý hoạt động, quy trình tích hợp của thiết bị biến tần trong hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động và cách sử dụng thiết bị biến tần).
* Sản phẩm dạng III: 01 bài báo về “Ứng dụng công nghệ điện từ trường hóa trong xử lý nước thải” đăng trên Tạp chí chuyên ngành.
5 Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr,Cu-Be trong sản xuất các chi tiết hàn, điện cực hàn phục vụ trong ngành cơ khí
 
ThS. Hoàng Văn Quân 01÷12/
2020
500 *Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr, Cu-Be; Sản xuất một số chi tiết điện cực hàn, bánh xe hàn từ hợp kim đồng thay thế đã lựa chọn
*Mục tiêu cụ thể: Xác định công nghệ nấu luyện tạo mác hợp kim đồng; Xác định công nghệ công nghệ nhiệt luyện đối với hợp kim đồng; Xác định công nghệ nghệ chế tạo điện cực hàn, bánh xe hàn từ hợp kim đồng; Sản xuất thử nghiệm sản phẩm.
* Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về hợp kim đồng điện cực hàn trên cơ sở hợp kim Cu-Cr, Cu-Be;
Nội dung 2: Nghiên cứu lựa chọn hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr, Cu-Be;
 Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình nấu luyện tạo mác hợp kim đã chọn;
Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng các nguyên tố đến cơ tính của hợp kim đã chọn;
Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nhiệt luyện đến cơ tính của hợp kim đã chọn;
Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết điện cực hàn, bánh xe hàn từ hợp kim đã chọn;
 Nội dung 7: Sản xuất thử nghiệm và đánh giá sản phẩm điện cực hàn, bánh xe hàn tại các cơ sở ứng dụng;
Nội dung 8: Tổng hợp số liệu và viết báo cáo tổng kết đề tài.
* Sản phẩm dạng I:  20  chi tiết điện cực hàn, bánh xe hàn (Cu: 92,7÷97,5%, Ni: 2,2÷4,2%,  Si: 0,25 ÷1,2%, giới hạn bền: 400÷700Mpa, độ dãn dài: 6÷10%, độ cứng: 130÷200HB, độ dẫn điện: 30÷45%   )
* Sản phẩm dạng II: 01 Quy trình công nghệ nấu luyện tạo mác hợp kim đồng đã chọn, 01 Quy trình công nghệ nhiệt luyện đối với hợp kim đồng đã chọn, 01 Quy trình công nghệ chế tạo điện cực hàn từ hợp kim đồng đã chọn (Đảm bảo quy trình ổn định,  chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về thành phần hóa học và cơ lý tính theo tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam).
* Sản phẩm dạng III: 01 bài báo về Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr, Cu-Be sản xuất các chi tiết hàn, điện cực hàn phục vụ trong ngành cơ khí đăng trên Tạp chí KHCN chuyên ngành
6 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi KS. Hoàng Thị Xuân 01÷12/
2020
1.350 *Mục tiêu tổng quát: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng “Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi”.
*Mục tiêu cụ thể: Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi; Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về thi công hồ thải quặng đuôi; Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về nghiệm thu hồ thải quặng đuôi.
* Nội dung nghiên cứu phải thực hiện:
Nội dung 1: Xây dựng đề cương – dự toán;
Nội dung 2: Nghiên cứu tổng quan về yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi trong nước và ngoài nước;
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng thi công nghiệm thu của một số hồ thải quặng đuôi điển hình ở trong nước; Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi; Nội dung 5: Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi;
 Nội dung 6: Tổ chức các hội thảo, thông báo, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo TCVN;
 Nội dung 7: Lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ
* Sản phẩm dạng II: 01 Báo cáo tổng quan về yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi trong nước và ngoài nước (Đưa ra được các tiêu chuẩn, hướng dẫn có liên quan đến thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi), 01 Báo cáo đánh giá thực trạng thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi (thể hiện đầy đủ thực trạng thi công và nghiệm thu của một số hồ thải quặng đuôi điển hình trong nước), 01 Báo cáo kết quả xây dựng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công và nghiệm thu các thành phần hệ thống của hồ thải quặng đuôi bao gồm: Đập thải, các bộ phận thoát nước, đường ống xả thải quặng đuôi, trạm bơm, lót chống thấm (thể hiện đầy đủ cơ sở khoa học của việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu các thành phần hệ thống của hồ thải quặng đuôi bao gồm: Đập thải, các bộ phận thoát nước, đường ống xả thải quặng đuôi, trạm bơm, lót chống thấm). 01 Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về thi công hồ thải quặng đuôi, 01 Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về nghiệm thu hồ thải quặng đuôi (Phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện tại và thống nhất, đồng bộ với hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành); 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu (Thể hiện đầy đủ các nội dung và sản phẩm nghiên cứu của nhiệm vụ).
7   Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm đồng kim loại từ dung dịch ăn mòn bảng mạch thải chứa đồng.
 
KS. Kiều Quang Phúc 01/2020 ÷ 06/2022
 
 
2.000
(KP đối ứng của đơn vị thực hiện: 5.000 tr.đ);
* Mục tiêu của dự án sản xuất thử nghiệm:(1)- Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm đồng kim loại từ dung dịch ăn mòn bảng mạch thải chứa đồng; (2)-Hoàn thiện dây chuyền thiết bị chiết-điện phân quy mô 200 kg Cu/ngày đêm; (3)-Quy mô sản xuất của dự án: 55 tấn đồng kim loại:
Năm thứ nhất: 0 tấn.
Năm thứ hai: 30 tấn.
Năm thứ ba: 25 tấn.
Những năm tiếp theo tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm có thể nâng công suất lên tối đa 60 tấn/năm.
 * Nội dung phải thực hiện:
Nội dung 1: Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các thông số công nghệ quá trình chiết đồng từ dung dịch;
Nội dung 2: Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các thông số công nghệ quá trình giải chiết;
Nội dung 3: Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các thông số công nghệ quá trình điện phân;
Nội dung 4: Tính toán, thiết kế xây dựng dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất thử nghiệm;
Nội dung 5: Nghiên cứu hiệu chỉnh các thông số công nghệ và ổn định quá trình vận hành dây chuyền sản xuất;
Nội dung 6: Đào tạo cán bộ, công nhân vận hành dây chuyền sản xuất.
* Các sản phẩm của Dự án:
1. Công nghệ thu hồi đồng kim loại từ dung dịch đồng clorua thải
- Quy trình công nghệ chiết – điện phân thu hồi đồng kim loại từ dung dịch đồng clorua thải.
- Dây chuyền thiết bị thu hồi đồng năng suất 200 kg/ngày đêm đảm bảo vận hành liên tục, ổn định.
2. Dây chuyền thiết bị chiết – điện phân năng suất 200 kg/ ngày đêm
Sau khi hoàn thành dự án, thành lập được xưởng sản xuất thu hồi đồng từ dung dịch đồng clorua thải đặt tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Ứng dụng Công nghệ với dây chuyền thiết bị hoạt động đồng bộ, công suất 200 kg đồng/ngày đêm.
3. Khối lượng sản phẩm của dự án:    
   55 tấn đồng catot > 99,9% Cu.