Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng mỏ sắt Na To, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
Kỹ sư Nguyễn Cảnh Nhã
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
Quặng sắt mỏ Na To, tỉnh Xiêng Khoảng nằm trên sườn Nam của núi Phu Nhuôn, gồm 13 thân quặng tập trung thành hai khối: Khối phía Đông và khối phía Tây. Trữ lượng quặng của mỏ khoảng 21 triệu tấn. Khu mỏ có 3 loại quặng: Quặng nguyên sinh chiếm khoảng 45 %; quặng phong hóa chiếm khoảng 51 % và quặng tảng lăn deluvi chiếm khoảng 4 % tổng tài nguyên - trữ lượng mỏ. Trong đó dạng quặng tảng lăn deluvi có chất lượng tốt , không cần phải tuyển. Các tạp chất có hại trong quặng sắt mỏ Na To như: Pb, Zn, S, P đều có hàm lượng thấp hơn mức cho phép.
1. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển mẫu quặng sắt nguyên sinh
Mẫu quặng sắt nguyên sinh mỏ Na To có chất lượng thấp. Hàm lượng Fe trung bình trong mẫu 52,74 % và phân bố khá đều trong các cấp hạt, thành phần khoáng vật chủ yếu là hematit, manhetit, gơtit, thạch anh và các khoáng vật sét. Các tổ hợp khoáng vật quặng hạt xâm nhiễm tương đối mịn và đều với phi quặng và đá tạo quặng, nên thuộc loại khó tuyển. Đã tiến hành đập nghiền giải phóng các kết hạch quặng xuống các cỡ hạt khác nhau và tiến hành thí nghiệm tuyển trọng lực kết hợp tuyển từ để thu hồi quặng tinh sắt.
Kết quả thí nghiệm sơ đồ tuyển gồm nghiền hai giai đoạn và sử dụng phương pháp tuyển trọng lực kết hợp với tuyển từ thu được các chỉ tiêu tuyển khá tốt. Quặng tinh thu được khi áp dụng phương pháp tuyển trọng lực bằng bàn đãi có hàm lượng Fe: 60,43 % với mức thực thu Fe: 90,22 % và khi tuyển trọng lực bằng vít đứng thu được quặng tinh có hàm lượng Fe: 60,05 % với mức thực thu Fe: 87,08 %, từ quặng đầu hàm lượng Fe: 52,75 %.
Đã kiến nghị sơ đồ công nghệ tuyển quặng nguyên sinh mỏ sắt Na To gồm quy trình đập nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Từ quặng đầu có hàm lượng 52,8 % Fe, thu được quặng tinh có hàm lượng Fe 60,1 % với thực thu 87,1 %.
2. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển mẫu quặng sắt phong hóa
Quặng phong hóa hình thành do quá trình quặng gốc bị phong hóa. Quặng mềm xốp, bở rời, có chỗ dẻo do lẫn nhiều bột. Hàm lượng sắt trong quặng phong hóa từ 23 ¸ 58 %.
Mẫu nghiên cứu có thành phần khoáng vật chủ yếu là hematit, limônit, manhetit, thạch anh, fenspat, khoáng vật sét... Lượng bùn mịn trong mẫu khá cao, thu hoạch cấp -0,045 mm chiếm 32,24 % và sắt phân bố ở các cấp hạt lớn là chủ yếu. Đặc điểm này là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tuyển rửa thải bỏ bùn mịn để thu hồi quặng tinh sắt cấp hạt lớn.
Đã tiến hành thí nghiệm tuyển rửa và đã nhận được quặng tinh sắt có mức thu hoạch 54,12%; hàm lượng Fe: 52,18%; thực thu: 73,21 %. từ quặng đầu hàm lượng sắt 38,57 %.
Đã tiến hành nghiên cứu khả năng tuyển nâng cao hàm lượng sắt của quặng tinh tuyển rửa bằng các phương pháp tuyển trọng lực, tuyển từ, nung từ hóa kết hợp tuyển từ…. Đã kiến nghị sơ đồ tuyển tinh gồm quy trình nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Từ quặng tinh tuyển rửa có hàm lượng 52,18 % Fe, đã nhận được quặng tinh có hàm lượng Fe: 60,19 % với thực thu bộ phận tuyển tinh 86,95 %.
Sau khi nghiên cứu công nghệ tuyển rửa và nghiên cứu khả năng nâng cao hàm lượng quặng tinh tuyển rửa, đã kiến nghị sơ đồ công nghệ tuyển và các chỉ tiêu dự kiến cho loại quặng phong hóa mỏ Na To: Sơ đồ công nghệ gồm 2 công đoạn chính là tuyển rửa (tuyển thô) và tuyển tinh gồm quy trình nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Tuy nhiên nếu được thị trường chấp nhận chất lượng quặng tinh tuyển rửa thì phương án công nghệ khả thi tuyển quặng phong hóa chỉ cần công đoạn tuyển rửa./.
1. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển mẫu quặng sắt nguyên sinh
Mẫu quặng sắt nguyên sinh mỏ Na To có chất lượng thấp. Hàm lượng Fe trung bình trong mẫu 52,74 % và phân bố khá đều trong các cấp hạt, thành phần khoáng vật chủ yếu là hematit, manhetit, gơtit, thạch anh và các khoáng vật sét. Các tổ hợp khoáng vật quặng hạt xâm nhiễm tương đối mịn và đều với phi quặng và đá tạo quặng, nên thuộc loại khó tuyển. Đã tiến hành đập nghiền giải phóng các kết hạch quặng xuống các cỡ hạt khác nhau và tiến hành thí nghiệm tuyển trọng lực kết hợp tuyển từ để thu hồi quặng tinh sắt.
Kết quả thí nghiệm sơ đồ tuyển gồm nghiền hai giai đoạn và sử dụng phương pháp tuyển trọng lực kết hợp với tuyển từ thu được các chỉ tiêu tuyển khá tốt. Quặng tinh thu được khi áp dụng phương pháp tuyển trọng lực bằng bàn đãi có hàm lượng Fe: 60,43 % với mức thực thu Fe: 90,22 % và khi tuyển trọng lực bằng vít đứng thu được quặng tinh có hàm lượng Fe: 60,05 % với mức thực thu Fe: 87,08 %, từ quặng đầu hàm lượng Fe: 52,75 %.
Đã kiến nghị sơ đồ công nghệ tuyển quặng nguyên sinh mỏ sắt Na To gồm quy trình đập nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Từ quặng đầu có hàm lượng 52,8 % Fe, thu được quặng tinh có hàm lượng Fe 60,1 % với thực thu 87,1 %.
2. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển mẫu quặng sắt phong hóa
Quặng phong hóa hình thành do quá trình quặng gốc bị phong hóa. Quặng mềm xốp, bở rời, có chỗ dẻo do lẫn nhiều bột. Hàm lượng sắt trong quặng phong hóa từ 23 ¸ 58 %.
Mẫu nghiên cứu có thành phần khoáng vật chủ yếu là hematit, limônit, manhetit, thạch anh, fenspat, khoáng vật sét... Lượng bùn mịn trong mẫu khá cao, thu hoạch cấp -0,045 mm chiếm 32,24 % và sắt phân bố ở các cấp hạt lớn là chủ yếu. Đặc điểm này là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tuyển rửa thải bỏ bùn mịn để thu hồi quặng tinh sắt cấp hạt lớn.
Đã tiến hành thí nghiệm tuyển rửa và đã nhận được quặng tinh sắt có mức thu hoạch 54,12%; hàm lượng Fe: 52,18%; thực thu: 73,21 %. từ quặng đầu hàm lượng sắt 38,57 %.
Đã tiến hành nghiên cứu khả năng tuyển nâng cao hàm lượng sắt của quặng tinh tuyển rửa bằng các phương pháp tuyển trọng lực, tuyển từ, nung từ hóa kết hợp tuyển từ…. Đã kiến nghị sơ đồ tuyển tinh gồm quy trình nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Từ quặng tinh tuyển rửa có hàm lượng 52,18 % Fe, đã nhận được quặng tinh có hàm lượng Fe: 60,19 % với thực thu bộ phận tuyển tinh 86,95 %.
Sau khi nghiên cứu công nghệ tuyển rửa và nghiên cứu khả năng nâng cao hàm lượng quặng tinh tuyển rửa, đã kiến nghị sơ đồ công nghệ tuyển và các chỉ tiêu dự kiến cho loại quặng phong hóa mỏ Na To: Sơ đồ công nghệ gồm 2 công đoạn chính là tuyển rửa (tuyển thô) và tuyển tinh gồm quy trình nghiền 2 giai đoạn kết hợp tuyển trọng lực và tuyển từ. Tuy nhiên nếu được thị trường chấp nhận chất lượng quặng tinh tuyển rửa thì phương án công nghệ khả thi tuyển quặng phong hóa chỉ cần công đoạn tuyển rửa./.
Kỹ sư Nguyễn Cảnh Nhã
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
Danh mục tin tức
Tin mới nhất
- Nhu cầu bổ sung nhân sự cho Phòng Kế hoạch và Khoa học Công nghệ (C2), Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- KẾ HOẠCH Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- Kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2024 của Bộ Công Thương
- Tạm dừng kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
-
Kỷ niệm 45 năm thành lập VIMLUKI
- Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- Hiệp hội Titan Việt Nam
- Phóng sự: 55 năm thành lập VIMLUKI
- Phóng sự: 50 năm thành lập Vimluki
- Highlight lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện
- Kỷ niệm 40 thành lập Vimluki (p1)
- Kỷ niệm 40 thành lập Vimluki (p2)