Định hướng hoạt động Khoa học – Công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2015
Để khẳng định vai trò là Viện đầu ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn do Lãnh đạo Bộ giao và từng bước xây dựng Viện phát triển theo mô hình doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Viện đã xác định hoạt động nghiên cứu -triển khai KH&CN là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển KH&CN. Định hướng phát triển từ nay đến năm 2015 của Viện như sau:
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trên các lĩnh vực: khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, luyện kim với mục tiêu đưa ra các công nghệ tiên tiến, ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, thu hồi triệt để tài nguyên khoáng sản, nâng cao hiệu quả quá trình khai thác, chế biến tài nguyên. Đảm bảo khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tăng cường nghiên cứu cải tiến tính năng các sản phẩm truyền thống đồng thời phát triển các thiết bị cho ngành mỏ và luyện kim theo hướng công nghệ, thiết bị xanh, phù hợp với điều kiện hạ tầng và đặc điểm khoáng sản của Việt Nam.
- Tập trung xây dựng tiềm lực KH&CN theo hướng phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo đủ sức tổ chức thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỏ, tuyển, luyện kim các khoáng sản kim loại. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện.
- Đổi mới về căn bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ phù hợp với chủ trương chính sách phát triển KH&CN của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành khai thác và chế biến khoáng sản nói chung và khoáng sản kim loại nói riêng. Tạo ra một bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ và luyện kim.
- Nâng cao chất lượng, hàm lượng khoa học công nghệ và tính khả thi của các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị trong ngành sản xuất công nghiệp mỏ và luyện kim, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đáp ứng cho nhu cầu nguyên, nhiên liệu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Các nhiệm vụ KH&CN bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học công nghệ và các nhiệm vụ khác liên quan đến KH&CN với các nội dung chính cụ thể:
* Đối với công nghệ tuyển khoáng: Nghiên cứu lựa chọn, áp dụng công nghệ tuyển tiên tiến vào quá trình chế biến sâu các kim loại như: vàng, titan,crom, antimoan, bauxit, sắt... Sử dụng các thiết bị tuyển tiên tiến để nâng cao hiệu suất tuyển các loại khoáng sản cũng như tái xử lý thu hồi khoáng có ích trong quặng thải. Nghiên cứu các qui trình công nghệ tuyển hợp lý, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường… và chuyển giao cho các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản trong cả nước.
* Đối với công nghệ luyện kim: Nghiên cứu lựa chọn, áp dụng công nghệ luyện kim tiên tiến để sản xuất các sản phẩm kim loại và hợp kim có tính năng đặc biệt, phát huy các sản phẩm truyền thống của Viện cũng như tạo ra các qui trình công nghệ phù hợp và chế tạo các sản phẩm mới.
* Đối với công nghệ khai thác: Nghiên cứu, xây dựng các qui trình công nghệ khai thác tiên tiến phù hợp với từng loại hình mỏ khoáng sản theo hướng giảm hàm lượng biên, khai thác tận thu tài nguyên nhằm tiết kiệm khoáng sản và nâng cao hiệu quả kinh tế quá trình khai khoáng.
* Đối với công tác chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy, thiết bị điện, điện tự động hóa: Tiếp tục đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị máy tuyển từ, tuyển nổi, vít xoắn, tủ điện, các thiết bị tự động hóa… phục vụ cho công tác làm giàu và chế biến khoáng sản với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm để duy trì ổn định thị trường cũng như phục vụ tốt hơn cho sản xuất của các doanh nghiệp.
* Đối với công tác môi trường: Tiếp tục nghiên cứu công nghệ và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản như ô nhiễm khí, bụi, tiếng ồn, nước, đất... Nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc xử lý môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản cũng như cho việc đóng cửa mỏ và hoàn thổ môi trường sau khai thác. Biên soạn tiêu chuẩn, quy định, quy phạm về môi trường.
* Đối với công tác phân tích mẫu: Xây dựng các phòng thí nghiệm, nâng cao năng lực cán bộ phân tích và đầu tư mới, nâng cấp thiết bị, xây dựng các quy trình phân tích, tiêu chuẩn ngành.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim cần phối hợp, kết nối, lồng ghép với các chương trình trọng điểm do Nhà nước và Bộ Công Thương chỉ đạo, như: “Chương trình KH&CN trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” do Bộ Công Thương quản lý giai đoạn 2010-2015; Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2008 và các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước (KC, KX).
Để xây dựng và triển khai tốt nhiệm vụ KH&CN từ nay đến năm 2015, Viện đã đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể trên cơ sở chú trọng những định hướng sau:
- Đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho hoạt động KH&CN: Đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc thù KH&CN, nhập và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thuê chuyên gia giỏi, đầu tư có trọng điểm để hình thành cơ sở nghiên cứu đầu ngành đủ mạnh, đủ sức tiếp thu công nghệ. Thay đổi cơ chế tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế và động viên được các cá nhân và tập thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN để phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phát triển và sử dụng hiệu quả kinh phí phát triển KH&CN.
- Đổi mới hoạt động của các cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Tích cực động viên các cá nhân, tập thể phát huy mạnh tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hình thành các tập thể KH&CN mạnh, có chính sách đãi ngộ tốt cán bộ KH&CN, chuyên gia đầu ngành thực hiện các chương trình trọng điểm.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN: Tăng cường hợp tác với các cá nhân và tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về KH&CN trong lĩnh vực khai mỏ, tuyển, luyện kim để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thu hút các chuyên gia giỏi tư vấn và tham gia các chương trình KH&CN, khuyến khích cán bộ tham gia các chương trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài nhằm trao đổi thông tin KH&CN, tham gia hội thảo, triển lãm…
- Phân định rõ trách nhiệm và thực hiện đầu tư theo kết quả hoạt động KH&CN: Phòng Kế hoạch và Khoa học Công nghệ của Viện tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển KH&CN, kiểm tra đánh giá, điều phối và hợp đồng thực hiện các hoạt động KH&CN. Hội đồng Khoa học Công nghệ của Viện chủ trì tổ chức, xác định, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, trình Viện trưởng phê duyệt kế hoạch, sau đó đánh giá nghiệm thu trên cơ sở kết luận của các Hội đồng khoa học chuyên ngành.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ viên chức của các đơn vị chức năng trong toàn Viện; xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút lực lượng lao động giỏi, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) trực thuộc Bộ Công Thương là đơn vị hoạt động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim.
Để khẳng định vai trò là Viện đầu ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn do Lãnh đạo Bộ giao và từng bước xây dựng Viện phát triển theo mô hình doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Viện đã xác định hoạt động nghiên cứu -triển khai KH&CN là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển KH&CN. Định hướng phát triển từ nay đến năm 2015 của Viện như sau:
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trên các lĩnh vực: khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, luyện kim với mục tiêu đưa ra các công nghệ tiên tiến, ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, thu hồi triệt để tài nguyên khoáng sản, nâng cao hiệu quả quá trình khai thác, chế biến tài nguyên. Đảm bảo khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tăng cường nghiên cứu cải tiến tính năng các sản phẩm truyền thống đồng thời phát triển các thiết bị cho ngành mỏ và luyện kim theo hướng công nghệ, thiết bị xanh, phù hợp với điều kiện hạ tầng và đặc điểm khoáng sản của Việt Nam.
- Tập trung xây dựng tiềm lực KH&CN theo hướng phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo đủ sức tổ chức thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỏ, tuyển, luyện kim các khoáng sản kim loại. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện.
Với các định hướng trên, Viện đã xây dựng các nhiệm vụ phát triển KH&CN như sau:
- Đổi mới về căn bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ phù hợp với chủ trương chính sách phát triển KH&CN của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành khai thác và chế biến khoáng sản nói chung và khoáng sản kim loại nói riêng. Tạo ra một bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ và luyện kim.
- Nâng cao chất lượng, hàm lượng khoa học công nghệ và tính khả thi của các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị trong ngành sản xuất công nghiệp mỏ và luyện kim, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đáp ứng cho nhu cầu nguyên, nhiên liệu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Các nhiệm vụ KH&CN bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học công nghệ và các nhiệm vụ khác liên quan đến KH&CN với các nội dung chính cụ thể:
* Đối với công nghệ tuyển khoáng: Nghiên cứu lựa chọn, áp dụng công nghệ tuyển tiên tiến vào quá trình chế biến sâu các kim loại như: vàng, titan,crom, antimoan, bauxit, sắt... Sử dụng các thiết bị tuyển tiên tiến để nâng cao hiệu suất tuyển các loại khoáng sản cũng như tái xử lý thu hồi khoáng có ích trong quặng thải. Nghiên cứu các qui trình công nghệ tuyển hợp lý, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường… và chuyển giao cho các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản trong cả nước.
* Đối với công nghệ luyện kim: Nghiên cứu lựa chọn, áp dụng công nghệ luyện kim tiên tiến để sản xuất các sản phẩm kim loại và hợp kim có tính năng đặc biệt, phát huy các sản phẩm truyền thống của Viện cũng như tạo ra các qui trình công nghệ phù hợp và chế tạo các sản phẩm mới.
* Đối với công nghệ khai thác: Nghiên cứu, xây dựng các qui trình công nghệ khai thác tiên tiến phù hợp với từng loại hình mỏ khoáng sản theo hướng giảm hàm lượng biên, khai thác tận thu tài nguyên nhằm tiết kiệm khoáng sản và nâng cao hiệu quả kinh tế quá trình khai khoáng.
* Đối với công tác chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy, thiết bị điện, điện tự động hóa: Tiếp tục đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị máy tuyển từ, tuyển nổi, vít xoắn, tủ điện, các thiết bị tự động hóa… phục vụ cho công tác làm giàu và chế biến khoáng sản với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm để duy trì ổn định thị trường cũng như phục vụ tốt hơn cho sản xuất của các doanh nghiệp.
* Đối với công tác môi trường: Tiếp tục nghiên cứu công nghệ và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản như ô nhiễm khí, bụi, tiếng ồn, nước, đất... Nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc xử lý môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản cũng như cho việc đóng cửa mỏ và hoàn thổ môi trường sau khai thác. Biên soạn tiêu chuẩn, quy định, quy phạm về môi trường.
* Đối với công tác phân tích mẫu: Xây dựng các phòng thí nghiệm, nâng cao năng lực cán bộ phân tích và đầu tư mới, nâng cấp thiết bị, xây dựng các quy trình phân tích, tiêu chuẩn ngành.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim cần phối hợp, kết nối, lồng ghép với các chương trình trọng điểm do Nhà nước và Bộ Công Thương chỉ đạo, như: “Chương trình KH&CN trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” do Bộ Công Thương quản lý giai đoạn 2010-2015; Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2008 và các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước (KC, KX).
Để xây dựng và triển khai tốt nhiệm vụ KH&CN từ nay đến năm 2015, Viện đã đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể trên cơ sở chú trọng những định hướng sau:
- Đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho hoạt động KH&CN: Đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc thù KH&CN, nhập và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thuê chuyên gia giỏi, đầu tư có trọng điểm để hình thành cơ sở nghiên cứu đầu ngành đủ mạnh, đủ sức tiếp thu công nghệ. Thay đổi cơ chế tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế và động viên được các cá nhân và tập thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN để phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phát triển và sử dụng hiệu quả kinh phí phát triển KH&CN.
- Đổi mới hoạt động của các cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Tích cực động viên các cá nhân, tập thể phát huy mạnh tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hình thành các tập thể KH&CN mạnh, có chính sách đãi ngộ tốt cán bộ KH&CN, chuyên gia đầu ngành thực hiện các chương trình trọng điểm.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN: Tăng cường hợp tác với các cá nhân và tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về KH&CN trong lĩnh vực khai mỏ, tuyển, luyện kim để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thu hút các chuyên gia giỏi tư vấn và tham gia các chương trình KH&CN, khuyến khích cán bộ tham gia các chương trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài nhằm trao đổi thông tin KH&CN, tham gia hội thảo, triển lãm…
- Phân định rõ trách nhiệm và thực hiện đầu tư theo kết quả hoạt động KH&CN: Phòng Kế hoạch và Khoa học Công nghệ của Viện tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển KH&CN, kiểm tra đánh giá, điều phối và hợp đồng thực hiện các hoạt động KH&CN. Hội đồng Khoa học Công nghệ của Viện chủ trì tổ chức, xác định, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, trình Viện trưởng phê duyệt kế hoạch, sau đó đánh giá nghiệm thu trên cơ sở kết luận của các Hội đồng khoa học chuyên ngành.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ viên chức của các đơn vị chức năng trong toàn Viện; xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút lực lượng lao động giỏi, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
Danh mục tin tức
Tin mới nhất