Ứng dụng và sơ đồ nguyên tắc chế biến quặng Molipden
Hình 1. Sơ đồ nguyên tắc chế biến quặng molipden
ThS. Trần Thị Hiến
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
Molipden là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIB, chu kì 5 ký hiệu hóa học (Mo). Điểm nóng chảy của molipden là 2623 °C. Do liên kết mạnh giữa các nguyên tử ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao nên có hệ số giãn nở nhỏ, độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt lớn. Molipden không phản ứng với axit hydrochloric, axit hydrofluoric và dung dịch kiềm ở nhiệt độ phòng và chỉ hòa tan trong axit nitric, nước cường toan hoặc axit sunfuric đậm đặc. Trong tự nhiên Molipden không có sẵn ở dạng nguyên chất. Các khoáng chứa Mo như: molipdenit (MoS2), wulfenit (PbMoO4) và powellit (CaMoO4), tuy nhiên chỉ có khoáng molipdenit có giá trị công nghiệp. Hàm lượng (Mo) có thể từ 0,01 - 0,25% và thường đi kèm sulfua khác đặc biệt là đồng. Trên thế giới có khoảng 66% lượng molipden được thu hồi ở dạng sản phẩm phụ từ khai thác quặng đồng và wonfram.
Hiện nay, tổng trữ lượng và tài nguyên molipden trên thế giới vào khoảng 19 triệu tấn, chủ yếu phân bố ở các nước như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Chile, Nga, Canada và một số nước khác. Trung Quốc có trữ lượng và tài nguyên molipden khoảng 3,43 triệu tấn tương ứng 1,72 triệu tấn molipden kim loại, đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam, trên địa phận tỉnh Lào Cai đã phát hiện được 6 điểm quặng molipden gồm: Kin Tchang Hồ (Bát Xát), Bản Khoang, Ô Quý Hồ, Sín Chải, Vi Kẽm và Tây Nam Ô Quý Hồ (Sa Pa), tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 28.000 tấn Mo.
Molipden và hợp kim của nó có ứng dụng rộng rãi và triển vọng tốt trong các lĩnh vực quan trọng như: Công nghiệp, nông nghiệp, luyện kim, điện, hóa chất, môi trường và hàng không vũ trụ. Chúng đã trở thành một nguyên liệu thô quan trọng và là một nguyên liệu chiến lược không thể thay thế trong nền kinh tế quốc dân.
Các sản phẩm chế biến từ Molipden: Molipden trioxit (MoO3); ferromolipden (FeMo); molipden disulfua (MoS2); hóa chất và loại khác.
Các lĩnh vực sử dụng của molipden chủ yếu như: Sản xuất các bộ phận của máy bay, tiếp điểm điện, động cơ công nghiệp và dây tóc đèn; là chất phụ gia không thể thiếu trong luyện thép chiếm khoảng 80% (bao gồm thép hợp kim khoảng 43%, thép không gỉ khoảng 23%, thép công cụ và thép hình khoảng 8%, gang và tấm cuộn là khoảng 6%), hóa chất chiếm khoảng 10%, molipden kim loại chiếm khoảng 6%, hợp kim cường độ cao và hợp kim đặc biệt chiếm khoảng 3%, và các sản phẩm molipden khác chiếm khoảng 1%.
Công nghệ tuyển, chế biến quặng molipden đã được nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới và đã được áp dụng thành công vào thực tế sản xuất. Công nghệ tuyển chủ yếu áp dụng phương pháp tuyển nổi, cho phép tạo ra được các loại quặng tinh molipden phục vụ tốt cho các ngành sản xuất. Sơ đồ nguyên tắc về chế biến quặng molipden và chủng loại sản phẩm được thể hiện ở hình 1.
Hiện nay, trong nước chưa có khai thác, chế biến, cũng như sản xuất các sản phẩm từ quặng molipden, vì vậy 100% nhu cầu molipden và các chế phẩm từ molipden sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu.
Công nghệ chế biến tuyển và sản phẩm trung gian sau tuyển của quặng molipden chưa có đơn vị nào trong nước triển khai. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp tuyển nổi để làm giàu quặng molipden, khi muốn giảm các tạp chất nâng cao chất lượng quặng tinh người ta có thể sử dụng phương pháp tuyển từ và các phương pháp hóa học để loại trừ các tạp chất.
Hiện nay, tổng trữ lượng và tài nguyên molipden trên thế giới vào khoảng 19 triệu tấn, chủ yếu phân bố ở các nước như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Chile, Nga, Canada và một số nước khác. Trung Quốc có trữ lượng và tài nguyên molipden khoảng 3,43 triệu tấn tương ứng 1,72 triệu tấn molipden kim loại, đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam, trên địa phận tỉnh Lào Cai đã phát hiện được 6 điểm quặng molipden gồm: Kin Tchang Hồ (Bát Xát), Bản Khoang, Ô Quý Hồ, Sín Chải, Vi Kẽm và Tây Nam Ô Quý Hồ (Sa Pa), tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 28.000 tấn Mo.
Molipden và hợp kim của nó có ứng dụng rộng rãi và triển vọng tốt trong các lĩnh vực quan trọng như: Công nghiệp, nông nghiệp, luyện kim, điện, hóa chất, môi trường và hàng không vũ trụ. Chúng đã trở thành một nguyên liệu thô quan trọng và là một nguyên liệu chiến lược không thể thay thế trong nền kinh tế quốc dân.
Các sản phẩm chế biến từ Molipden: Molipden trioxit (MoO3); ferromolipden (FeMo); molipden disulfua (MoS2); hóa chất và loại khác.
Các lĩnh vực sử dụng của molipden chủ yếu như: Sản xuất các bộ phận của máy bay, tiếp điểm điện, động cơ công nghiệp và dây tóc đèn; là chất phụ gia không thể thiếu trong luyện thép chiếm khoảng 80% (bao gồm thép hợp kim khoảng 43%, thép không gỉ khoảng 23%, thép công cụ và thép hình khoảng 8%, gang và tấm cuộn là khoảng 6%), hóa chất chiếm khoảng 10%, molipden kim loại chiếm khoảng 6%, hợp kim cường độ cao và hợp kim đặc biệt chiếm khoảng 3%, và các sản phẩm molipden khác chiếm khoảng 1%.
Công nghệ tuyển, chế biến quặng molipden đã được nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới và đã được áp dụng thành công vào thực tế sản xuất. Công nghệ tuyển chủ yếu áp dụng phương pháp tuyển nổi, cho phép tạo ra được các loại quặng tinh molipden phục vụ tốt cho các ngành sản xuất. Sơ đồ nguyên tắc về chế biến quặng molipden và chủng loại sản phẩm được thể hiện ở hình 1.
Hiện nay, trong nước chưa có khai thác, chế biến, cũng như sản xuất các sản phẩm từ quặng molipden, vì vậy 100% nhu cầu molipden và các chế phẩm từ molipden sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu.
Công nghệ chế biến tuyển và sản phẩm trung gian sau tuyển của quặng molipden chưa có đơn vị nào trong nước triển khai. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp tuyển nổi để làm giàu quặng molipden, khi muốn giảm các tạp chất nâng cao chất lượng quặng tinh người ta có thể sử dụng phương pháp tuyển từ và các phương pháp hóa học để loại trừ các tạp chất.
Hình 1. Sơ đồ nguyên tắc chế biến quặng molipden
Danh mục tin tức
Tin mới nhất