-
Định hướng công nghệ khai thác – tuyển quặng titan sa khoáng trong tầng cát đỏ
30-05-2016
Công nghiệp khai thác - chế biến titan ở Việt Nam được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về mặt kỹ thuật và quy mô. Các mô hình công nghệ khai thác – tuyển quặng hiện đang sản xuất thường tập trung vào việc thu hồi khoáng vật nặng (KVN) phù hợp với quặng giàu, mỏ có quy mô nhỏ và trung bình, chưa tận thu hết tài nguyên...
-
Một số đặc tính và định hướng ứng dụng của quặng Bauxit Táp Ná, Cao Bằng
30-05-2016
Xét về nguồn gốc thành tạo, các khoáng sàng bauxit gồm hai loại chính là trầm tích và phong hóa từ đá bazan.
-
Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng mỏ sắt Na To, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
30-05-2016
Quặng sắt mỏ Na To, tỉnh Xiêng Khoảng nằm trên sườn Nam của núi Phu Nhuôn, gồm 13 thân quặng tập trung thành hai khối: Khối phía Đông và khối phía Tây. Trữ lượng quặng của mỏ khoảng 21 triệu tấn. Khu mỏ có 3 loại quặng: Quặng nguyên sinh chiếm khoảng 45 %; quặng phong hóa chiếm khoảng 51 % và quặng tảng lăn deluvi chiếm khoảng 4 % tổng tài nguyên - trữ lượng mỏ. Trong đó dạng quặng tảng lăn deluvi có chất lượng tốt , không cần phải tuyển. Các tạp chất có hại trong quặng sắt mỏ Na To như: Pb, Zn, S, P đều có hàm lượng thấp hơn mức cho phép.
-
Khả năng thu hồi chì kẽm sunfua trong quặng mỏ chì kẽm Bản Pó-Bảo Lâm-Cao Bằng
30-05-2016
Đối với mẫu quặng chì kẽm sunfua Bản Pó - Bảo Lâm - Cao Bằng sơ đồ tuyển nổi thích hợp nhất là sơ đồ tuyển nổi chọn riêng trực tiếp với 1 khâu tuyển nổi chính và 4 khâu tuyển tinh chì; 1 khâu tuyển chính và 3 khâu tuyển tinh kẽm; 1 khâu tuyển chính và 3 khâu tuyển tinh sunfua, các sản phẩm thu được đạt yêu cầu nguyên liệu cho khâu xử lý tiếp theo. Để không ảnh hưởng đến môi trường có thể sử dụng công nghệ đè chìm kẽm không xyanua, tuy nhiên so với công nghệ xyanua các chỉ tiêu tuyển có giảm hơn chút ít.
-
Nghiên cứu tuyển mẫu quặng đồng Vi Kẽm tỉnh Lào Cai
30-05-2016
Vùng mỏ đồng (Cu) Vi Kẽm hay còn gọi là Phân vùng 5 mỏ đồng Sinh Quyền thuộc địa phận xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cách thành phố Lào Cai khoảng 30 km về phía Tây Bắc.
-
Đặc điểm cấu trúc-khoáng hóa quặng Mn Tốc Tát, Cao Bằng
30-05-2016
Quặng mangan Việt Nam phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc ba dạng nguồn gốc: trầm tích, nhiệt dịch và phong hóa. Tổng trữ lượng đã khảo sát quặng mangan trên 10 triệu tấn, phân bố ở 34 mỏ và điểm quặng, trong đó mỏ mangan lớn nhất là mỏ Tốc Tát thuộc bồn mangan Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng